Kỷ lục mới về hiệu quả của pin Mặt trời bằng peropkit
Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 14:23, 04/12/2016
Theo đó, một nhóm các nhà nghiên cứu Úc đã phát triển được các tấm pin năng lượng Mặt trời bằng perovkit (CaTiO3 ) - một khoáng chất hiếm trong năm 2013 từng được tạp chí Sience liệt vào danh sách 10 bước đột phá trong năm với cơ hội sử dụng trong khai thác năng lượng Mặt trời.
Hiệu quả của pin mới là 18% đối với diện tích pin 1,2 cm vuông và 11,5% đối với các pin rộng 16 cm vuông. Theo nhà nghiên cứu Anita Ho-Bailli, nhóm nghiên cứu có thể nâng tỷ lệ này lên 24%. Để so sánh, có thể nhắc đến hiệu suất trung bình của pin silic - khoảng 18%, còn hiệu quả ban đầu trước đây của peropkit cũng chỉ vỏn vẹn có 3,8%.
Để tạo pin, các nhà thiết kế nuôi tinh thể peropkit trong phòng thí nghiệm, sau đó họ đã hòa tan và quét nó thành một lớp trên thủy tinh chuyên dụng dẫn điện. Khi các thành phần khô đi thì trên kính hình thành một màng mỏng được kết tinh nếu nung nóng.
Hầu hết các tấm pin năng lượng Mặt trời hiện nay được làm từ tinh thể silic tinh khiết, đòi hỏi phải nung trong lò cao qua nhiều giai đoạn ở nhiệt độ trên 800˚C. Pin peropkit được thực hiện ở nhiệt độ thấp, ngoài ra, có thể thu được pin mỏng hơn 200 lần so với silicon.
Vũ Trung Hương