Giải pháp Zero trust, máy chủ đám mây và khả năng phục hồi kỹ thuật số khi làm việc từ xa

Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 17:16, 17/06/2022

Tại Châu Á Thái Bình Dương, các tổ chức đã cho thấy mức độ quan tâm cao đối với tất cả các khía cạnh của khả năng phục hồi kỹ thuật số.

A10 Networks (NYSE: ATEN) mới đây đã công bố nghiên cứu trên toàn cầu cho thấy những thách thức và ưu tiên của các tổ chức doanh nghiệp trong thời đại hậu đại dịch khi con người học cách chung sống với COVID-19 và cách điều này định hình các yêu cầu đối với công nghệ trong tương lai.

Trong số 225 tổ chức doanh nghiệp được khảo sát ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tới 95% thể hiện mức độ quan tâm cao đối với tất cả các khía cạnh của khả năng phục hồi kỹ thuật số. Mức độ quan tâm cao nhất xoay quanh việc tối ưu hóa các công cụ bảo mật để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và mang lại trải nghiệm người dùng vượt trội khi khách hàng truy cập hệ sinh thái của họ một cách dễ dàng và an toàn. Hơn nữa, các tổ chức cũng cực kỳ quan tâm đến khả năng nội tạicủa họ trong việc cung cấp dịch vụ IPv4 và chuyển sang IPv6. Thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa bảo mật và hiệu quả.

landing_vn-2.jpg
Một trong những nghiên cứu mới đây được công bố bởi A10 Networks

Máy chủ đám mây dùng riêng (Private cloud) đang trở nên phổ biến

Lưu lượng truy cập mạng tăng mạnh đã làm gia tăng những thách thức, với 81% tổ chức kinh doanh ở Châu Á Thái Bình Dương báo cáo lưu lượng truy cập mạng của họ tăng trong 12 tháng qua. Thông thường, con số này trung bình vào khoảng 39% và toàn cầu là 47%.

Khi được hỏi về dự kiến của môi trường mạng trong tương lai, 75% tổ chức kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương cho biết sẽ dựa trên nền tảng đám mây, với 33% cho biết máy chủ đám mây dùng riêng là môi trường ưa thích. Tuy nhiên, họ không thực sự yên tâm với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây với 48% cho biết những nhà cung cấp này không thể đáp ứng SLA của họ.

Nghiên cứu Quan điểm Doanh nghiệp 2022 được thực hiện bởi tổ chức nghiên cứu độc lập Opinion Matters trên 2.425 chuyên gia cấp cao về mạng và ứng dụng từ mười khu vực địa lý: Anh, Đức, Nam Âu (Ý và Pháp), Benelux, Đông Âu, Bắc Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu những thách thức, mối quan tâm và quan điểm của các tổ chức doanh nghiệp lớn khi họ tiếp tục điều chỉnh cơ sở hạ tầng và chiến lược CNTT của mình cho phù hợp với sự khắc nghiệt của chuyển đổi kỹ thuật số và môi trường làm việc kết hợp.

pivatecloud1.jpg
Việc mất dữ liệu và tài sản nhạy cảm đang là mối lo của nhiều người và tổ chức, doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương 

Các mối đe dọa trên mạng đang dần leo thang

Không còn nghi ngờ gì nữa, bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng đang gây ra nhiều lo ngại: so với các khu vực khác, những người được hỏi ở Châu Á Thái Bình Dương cho biết rằng họ lo ngại hơn về việc mất dữ liệu và tài sản nhạy cảm trong trường hợp bị vi phạm dữ liệu do một cuộc tấn công mạng. Các mối quan tâm khác bao gồm ransomware, thời gian ngừng hoạt động tiềm ẩn trong trường hợp bị tấn công DDoS và tác động của việc này đối với thương hiệu và danh tiếng.

Trước những lo ngại này, nghiên cứu đã cho thấy một sự thay đổi rõ ràng đối với các phương pháp tiếp cận Zero Trust, với 39% tổ chức kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương cho biết họ đã áp dụng mô hình Zero Trust trong 12 tháng qua.

Trạng thái bình thường mới có thể giống bình thường cũ

Mặc dù đã có sự thay đổi cơ sở hạ tầng để hỗ trợ làm việc tại nhà và từ xa, 63% các tổ chức kinh doanh tại Châu Á Thái Bình Dương nói rằng tất cả hoặc hầu hết nhân viên sẽ làm việc tại văn phòng trong thời gian dài, so với mức trung bình 62% trên tất cả các khu vực được khảo sát. Chỉ 14% nói rằng một thiểu số hoặc không có nhân viên nào sẽ làm việc tại văn phòng và đa số sẽ làm việc từ xa.

“Thế giới đã thay đổi. Tốc độ chuyển đổi số đã tăng nhanh ngoài sự mong đợi. Tuy nhiên, khi chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, các tổ chức hiện đang tập trung vào khả năng phục hồi số, chuyển sang đám mây và tăng cường khả năng bảo mật. Có một nhu cầu rõ ràng nhằm giúp nhân viên làm việc theo cách họ cảm thấy thoải mái nhất. Và chúng tôi đang thấy sự chuyển đổi dần dần sang các mô hình Zero Trust. Việc quay trở lại môi trường văn phòng có thể do các chuyên gia CNTT lo lắng về bảo mật, đám mây và các khía cạnh về khả năng phục hồi và liên tục của kỹ thuật số, cũng như khả năng đối phó với hệ thống CNTT của họ", Anthony Webb, Phó Chủ tịch A10 International nhận định. 

Zero Trust (Mô hình bảo mật không tin cậy, hay còn gọi là bảo mật không chu vi) là mô hình tập trung vào bảo mật dựa trên ý tưởng rằng doanh nghiệp không nên có tùy chọn tin cậy mặc định cho bất kỳ thứ gì bên ngoài hoặc bên trong ranh giới của họ. Thay vào đó, họ phải xác thực mọi thứ cố gắng giành quyền truy cập và kết nối với hệ thống trước khi quyền truy cập được cấp.

Ưu tiên đầu tư công nghệ

Về ưu tiên cho đầu tư, trí tuệ nhân tạo và học máy chắc chắc không còn mới lạ. Với 52% tổ chức doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương cho biết, họ đã triển khai các công nghệ này trong 12 tháng qua. Hơn nữa, 45% nói rằng họ đã triển khai các công nghệ blockchain, 42% khác cho biết họ đã triển khai các thiết bị IoT để trợ giúp các chức năng kinh doanh.

Điều thú vị là khi được hỏi công nghệ nào là quan trọng nhất đối với khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong năm tới, công nghệ metaverse đạt điểm cao nhất, tiếp theo là trí tuệ nhân tạo (AI), học máy và công nghệ blockchain.

Nhìn về tương lai, việc áp dụng các sáng kiến an ninh mạng có thể sẽ trở nên cao hơn, điều này bao gồm cả các mô hình Zero Trust. Việc triển khai được thực thi rộng rãi hơn mong đợi, khi các tổ chức doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương đã nhận thức rõ về lợi ích mà họ sẽ nhận được. Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng áp lực khó có khả năng sẽ được giảm bớt đối với các doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương trong những năm tới.

baomat.jpeg
Khi các mối đe dọa ngày càng leo thang, hậu quả của đại dịch, xung đột Nga-Ukraine hiện nay, chưa kể đến giá năng lượng và lạm phát tăng. Các tổ chức kinh doanh thực sự cần phải xem xét nhiều vấn đề. Để giải quyết những vấn đề này, các công ty phải tiếp tục đầu tư vào các công nghệ hiện đại

Phong Anh