Phương Tây lo sợ Trung Quốc viện trợ Nga vũ khí nhằm làm suy yếu EU
Góc nhìn - Ngày đăng : 08:28, 23/06/2022
Mọi chuyện có thể trở nên tồi tệ. Hãy tưởng tượng nếu chính phủ Trung Quốc đã nhiệt tình ủng hộ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và bây giờ đang gửi vũ khí để tăng cường sức mạnh hỏa lực của họ. Cuộc chiến trông sẽ giống như một trận hỏa hoạn toàn cầu nguy hiểm hơn.
Nhưng ngay cả khi điều như vậy chưa tới, sự ủng hộ mềm mỏng của Trung Quốc đối với Nga đang gây khó khăn sâu sắc cho châu Âu. Đối tác thương mại lớn nhất của EU báo hiệu rằng họ không quan tâm đến công cuộc của nhiều thế hệ người châu Âu trong việc xây dựng an ninh trên lục địa này sau hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc. Đó là đứng về phía Nga, nước đang rất quyết đoán và thách thức trật tự quốc tế thời hậu chiến.
Một trong những thái độ đáng lo ngại của Trung Quốc được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Trung vào ngày 4.2, trong đó hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của "chủ đạo hòa bình", chỉ trích các quốc gia "sử dụng vũ lực" và bày tỏ "tình hữu nghị không có giới hạn".
Ba tuần sau, Nga bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraine. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ không biết gì trước về cuộc tấn công và không tin tình báo Mỹ, vốn đã cảnh báo về chiến tranh.
Điểm đáng chú ý thứ hai là cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 15.6. Bản ghi chép của Bắc Kinh (*) lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ Nga về các vấn đề an ninh và điều phối chiến lược. Thay vì thúc giục Nga chấm dứt chiến tranh, chính phủ Trung Quốc đã lên án các nước khác để thể hiện ủng hộ Ukraine bảo vệ chủ quyền.
Cuộc gọi vào tháng 6 được tiến hành sau khi Tổng thống Putin nói rõ rằng ông coi cuộc chiến là công cuộc thu hồi lãnh thổ truyền thống vốn là điều bình thường ở châu Âu trong nhiều thế kỷ.
So sánh mình với Peter Đại đế, ông Putin tuyên bố rằng vào thế kỷ 18, Nga đã "đòi lại" lãnh thổ từ Thụy Điển trong cuộc Chiến tranh phương Bắc, và ngày nay Nga phải hành động để "giành lại và bảo vệ những vùng lãnh thổ như vậy". Đây là bước phát triển mới từ quan điểm mà ông đưa ra trong bài luận lịch sử khét tiếng năm ngoái.
Giờ đây, không có gì đáng quan tâm hơn trật tự sau chiến tranh của châu Âu, ngoài suy nghĩ rằng biên giới không nên bị thay đổi. Nếu các quốc gia quay trở lại con đường này, hầu hết mọi quốc gia đều bắt đầu chiến tranh chống lại các nước láng giềng của mình để "sửa chữa" các đường biên giới được công nhận trong lịch sử.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, các thế hệ dân chủ châu Âu tiếp theo đã vượt qua logic đó và thành lập một ý tưởng mới: biên giới sẽ được đảm bảo. Và thay vì bị thay đổi, chúng cần trở nên ít ràng buộc hơn. Trong EU, mọi người sẽ có thể đi lại dễ dàng, sống và tiếp tục công việc ở bất cứ đâu họ muốn…
…Chọn bên
Bằng cách bày tỏ sự thông cảm về cuộc chiến của Nga và nhấn mạnh quan hệ đối tác, Trung Quốc đã đứng về phía Nga – cho dù Trung Quốc khẳng định nguyên tắc không can thiệp, hòa hợp và hòa bình.
Tín hiệu đến châu Âu rất rõ ràng. Nếu nó phù hợp với cách giải thích của lãnh đạo Trung Quốc về lợi ích toàn cầu của họ, thì những thành tựu an ninh, cam kết và sự ổn định của châu Âu sẽ không liên quan đến Trung Quốc.
Điều này có ý nghĩa gì đối với quan hệ EU-Trung Quốc? Năm 2019, EU tuyên bố Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống. Kể từ đó mối quan hệ hai bên trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc đã sao chép nhiều hơn các chiến thuật của Nga, gây suy yếu sự thống nhất và dân chủ của châu Âu.
Và Trung Quốc liên tục phát tín hiệu về sự cạnh tranh mang tính hệ thống: một khía cạnh ít được chú ý của hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Nga, đó là một đoạn dài trong thông cáo chung tuyên bố rằng hệ thống chính trị của họ thực sự là các nền dân chủ - chỉ khác với các nền dân chủ khác...
…Cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine làm nổi bật những rủi ro an ninh toàn cầu từ một cường quốc có nền dân chủ khác phương Tây. EU nên nhìn nhận rõ ràng về rủi ro đối với thái độ Trung Quốc. Họ không nên coi những thách thức của Trung Quốc đối với hòa bình và dân chủ của châu Âu chỉ là một mối phiền toái nhỏ.
Đức và Pháp thích một giọng điệu hòa giải với những người đối thoại Trung Quốc, hy vọng rằng Trung Quốc có thể giúp tìm ra giải pháp cho cuộc chiến của Nga. Trao đổi với Trung Quốc vẫn quan trọng, nhưng đừng có bất kỳ mơ hồ nào về mức độ thách thức của Trung Quốc đối với lợi ích cốt lõi của EU.
(*) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 15.6 đã đưa ra tuyên bố ủng hộ rõ ràng nhất đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine, đồng thời cam kết ủng hộ “chủ quyền và an ninh” của Moscow.
Ông Tập tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy sự phát triển ổn định và lâu dài của quan hệ hợp tác thực dụng song phương. Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Nga về các lợi ích cốt lõi và các vấn đề quan tâm hàng đầu, chẳng hạn như chủ quyền và an ninh, cũng như hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn”.
Đáng chú ý, ông Tập đã tăng gấp đôi sự quan tâm của Trung Quốc với thúc đẩy thương mại cùng Nga. Ông Tập nói: “Kể từ năm nay, đối mặt với những bất ổn và biến đổi toàn cầu, quan hệ Trung-Nga đã duy trì được đà phát triển tốt. Hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước đang tiến triển thuận lợi”.
Ông Tập cũng cho biết Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Nga để không ngừng hỗ trợ lẫn nhau, thắt chặt hợp tác chiến lược và củng cố liên lạc và hợp tác trong các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).