Sau đại dịch COVID-19, Việt Nam vượt lên đứng đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 11:33, 03/07/2022
Theo Reuters, Việt Nam đã vượt qua người Hàn Quốc về mức tiêu thụ mì ăn liền trên bình quân đầu người do sức mua của Việt Nam ngày càng tăng. Dựa trên số liệu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ta cũng đóng góp vào kết quả.
Nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu của Hàn Quốc, Nongshim, cho biết trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 87 gói mì mỗi năm, trong khi mức trung bình của một người Hàn Quốc là 73 phần. Các số liệu được lấy từ dữ liệu do Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thu thập vào năm 2021.
Năm nay, Nepal đứng thứ 3 với thống kê 55 phần mì ăn liền mỗi người một năm. Hàn Quốc là số 1 thế giới từ năm 2013 đến năm 2020, và kỷ lục của họ là 75 gói vào năm 2019, và con số này đã tăng lên 80 vào năm sau. Tuy nhiên, tỷ lệ bình quân đầu người lại giảm xuống 73 vào năm ngoái.
Trong khi đó, kỷ lục của Việt Nam đã tăng lên trong ba năm gần đây. Từ 55 gói vào năm 2019, con số đã tăng lên 72 vào năm 2020 rồi tăng lên 87 vào năm 2021, vượt xa mốc 73 của Hàn Quốc.
Cũng cần nói thêm rằng thị trường mì ăn liền Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, thể hiện qua số lượng mua từ 5 tỉ USD cách đây 3 năm lên 8,6 tỉ USD vào năm ngoái.
"Việt Nam có sức mua cao với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng", một quan chức của Nongshim cho biết. "Ngoài ra, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hơn là ăn ở ngoài do COVID-19".
Arirang News cho biết thêm, xuất khẩu mì gói của Hàn Quốc sang Việt Nam trong tháng 3 năm nay lên tới hơn 1,1 triệu USD. Bên cạnh nền kinh tế đang phát triển, nhà sản xuất mì Hàn Quốc cho biết, mức tiêu thụ ở Việt Nam tăng là do xu hướng ăn ở nhà của người dân vì đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, năm ngoái, theo thống kê của WINA, thị trường châu Á là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất. Thị trường này chiếm 56,45% tổng lượng tiêu thụ mì gói toàn cầu vào năm 2021.