Phương Tây có ngây thơ khi đợi Nga bắn hết đạn pháo trong lúc Nga có vũ khí hạt nhân?
Góc nhìn - Ngày đăng : 10:45, 17/07/2022
Hai mối nguy hiểm
Hiện có hai mối nguy hiểm lớn đối với Mỹ và NATO.
Thứ nhất, đơn giản là không có đủ thiết bị trong kho để theo kịp tốc độ hỗ trợ Ukraine nếu chiến tranh kéo dài hơn nữa, ngay cả khi có đơn đặt hàng thiết bị mới theo dòng viện trợ.
Dòng viện trợ có lẽ không thể đáp ứng kịp nhu cầu do cần thời gian dài để sản xuất vũ khí mới. Nếu cuộc chiến lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine, NATO có thể phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc bảo vệ một vùng lãnh thổ rộng lớn với ít vũ khí.
Không có dấu hiệu nào cho thấy những thiếu hụt thiết bị như vậy có thể được khắc phục trong vài năm tới, ngay cả khi người ta có ý chí làm như vậy. Một số chính phủ châu Âu đã trở nên "tỉnh táo" về chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, việc sản xuất vũ khí ở châu Âu diễn ra rất chậm, thậm chí so với thời gian khởi xướng rất lâu ở Mỹ.
Sự tắc nghẽn nguồn cung, nếu chúng tiếp tục, sẽ tạo ra thêm vấn đề.
Nguy hiểm thứ hai là nếu giao tranh nổ ra ở Hàn Quốc hoặc trong một cuộc tấn công vào Đài Loan. Điều này có thể tạo ra gánh nặng gần như không thể chịu đựng đối với Mỹ. Hiện đã có tình trạng thiếu hụt quân sự nghiêm trọng cho các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Đài Loan đã được thông báo rằng Mỹ không thể cung cấp một số vũ khí, bao gồm cả các loại pháo tương tự đang được cung cấp cho Ukraine.
Suy nghĩ xa xôi
Phiên bản hiện tại của dự thảo về Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm ở Hạ viện Mỹ có điều khoản về dự trữ đạn dược quan trọng và đề xuất thiết lập một chương trình thử nghiệm để nắm bắt tốt hơn năng lực các nhà thầu phụ tham gia sản xuất. Ở Washington, đây được gọi là “nhiệm vụ không được cấp vốn” - bởi vì, không có yêu cầu huy động công nghiệp và tài trợ dài hạn song song, đề xuất của Hạ viện chỉ là mơ tưởng.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ dường như không biết gì về rủi ro lớn mà họ phải đối mặt khi thúc đẩy một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine có thể lan rộng ra ngoài biên giới của Ukraine, chẳng hạn như Đông Âu, Đức hoặc xa hơn - sẽ tác động ra sao.
Có lẽ các nhà hoạch định chính sách của Washington có thể tự ru ngủ rằng rằng Nga đã lãng phí một lượng lớn thiết bị và tiếp tục tổn thất hàng ngàn người tham gia chiến đấu. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc Nga thiếu cơ sở hạ tầng công nghiệp thương mại và công tác quản lý chiến đấu kém (giai đoạn đầu), cùng với các chiến binh kiên cường của Ukraine đã khiến nước này rơi xuống giếng.
Nhưng không ai biết giếng của Nga sâu bao nhiêu. Hiện nay, Nga đang chứng tỏ rằng họ có một kho pháo hạng nặng và tên lửa khổng lồ, ngay cả khi lực lượng thiết giáp cơ giới của họ có cạn kiệt đi chăng nữa.
Một cuộc chiến lan rộng có thể nhanh chóng tiêu hao những gì mà NATO (và Mỹ) có, và một cuộc chiến quy ước sử dụng vũ khí pháo hạng nặng sẽ tàn phá châu Âu. Có một trường hợp tương tự ở Hàn Quốc, nơi Triều Tiên có các hố pháo hạng nặng được đào sẵn và gần các đô thị quan trọng của Hàn Quốc, mặc dù Triều Tiên thiếu vũ khí công nghệ cao ngoài tên lửa.
Một điều cực kỳ đáng lo ngại nữa
Ngoài ra, nếu Nga bị thúc ép quá mạnh, quân đội Nga sẽ bắt đầu đòi quyền sử dụng vũ khí hạt nhân “chiến thuật”, thứ mà các chính trị gia Nga đã vận động hành lang để sử dụng.
Đó là lý do thuyết phục khác để suy nghĩ lại chính sách với nước Nga: Chính sách hiện nay đẩy nguy cơ chiến tranh nói chung lên mức cao chưa từng thấy và làm tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.