Cựu chỉ huy tối cao NATO chỉ rõ 3 nơi Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân

Góc nhìn - Ngày đăng : 09:18, 23/07/2022

James Stavridis là đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, cựu chỉ huy đồng minh tối cao của NATO. Ông có bài viết trên Bloomberg nói về khả năng Nga dùng vũ khí hạt nhân.

Là một cựu chỉ huy quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, tôi phát biểu rất nhiều ở Mỹ và quốc tế về cuộc chiến ở Ukraine. Câu hỏi tôi nhận được thường xuyên nhất rất đáng sợ và đơn giản: "Liệu Tổng thống Vladimir Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không?"

nga-1.jpg
Xác suất để Tổng thống Putin phải dùng đến lực lượng hạt nhân là rất thấp

May mắn thay, tôi nghĩ rằng xác suất Tổng thống Nga làm như vậy là cực kỳ thấp. Nhưng khi cuộc xung đột khủng khiếp này tiếp diễn, cần xem xét câu hỏi: Điều gì đang ngăn Tổng thống Putin khỏi hành động tấn công hạt nhân?

Hãy nhớ rằng những ngày sau cuộc tấn công, ông Putin đã công khai đặt lực lượng của mình trong tình trạng báo động hạt nhân, một lời nhắc nhở đối với phương Tây rằng Nga là một quốc gia có khả năng hạt nhân với kho vũ khí hùng hậu lên tới khoảng 6.000 đầu đạn. "Những lời nhắc nhở" đáng ngại của ông ấy vẫn tiếp tục.

Tất nhiên, Mỹ cũng có khả năng tốt như vậy. Cả hai quốc gia đều có vũ khí chiến lược tầm xa, năng suất cao để cung cấp cho bộ ba hệ thống - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; máy bay ném bom tầm xa và máy bay phản lực mang tên lửa; và tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Cả hai cũng có kho dự trữ vũ khí hạt nhân "chiến thuật" - đầu đạn có năng suất thấp hơn có thể được sử dụng trong các biện pháp hạn chế trên chiến trường - bao gồm tên lửa hành trình có đầu đạn hạt nhân và bom thả trọng lực do máy bay mang theo.

Ngoài kho vũ khí của Mỹ, NATO là một liên minh với các đồng minh có khả năng sử dụng hạt nhân: Các lực lượng chiến lược của Pháp và Anh được cho là có số lượng khoảng 500 đầu đạn, có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau.

Nói cách khác, có rất nhiều vũ khí hạt nhân ở hai bên trong cuộc xung đột Ukraine. Nhưng có ba yếu tố quan trọng khiến Putin không sử dụng vũ khí hạt nhân dù cấp chiến lược hoặc chiến thuật.

Thứ nhất, mặc dù Tổng thống Putin có vẻ không quan tâm đến dư luận quốc tế, nhưng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực to lớn trên toàn cầu. Nhà lãnh đạo Nga nhận thức sâu sắc rằng từ góc độ kinh tế và ngoại giao, ông phải giữ Trung Quốc (ít nhất là thụ động) ở phía mình – vì mục đích bán dầu và khí đốt, kiểm soát Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nhập khẩu công nghệ cao.

Ông cũng muốn duy trì sức mạnh kinh tế bổ sung, đặc biệt là việc bán các sản phẩm hydrocacbon ở các khu vực “lựa chiều bỏ phiếu” ở Mỹ Latinh, châu Phi cận Sahara và Nam Á (đặc biệt là Ấn Độ). Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ khiến ông mất đi sự ủng hộ từ nhiều quốc gia đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa Nga và Ukraine được phương Tây hậu thuẫn.

Mối quan tâm thứ hai là việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ khiến việc điều khiển thang leo trở nên khó khăn và nguy hiểm. Tổng thống Putin biết rằng một khi vượt qua lằn ranh, kể cả bằng vũ khí chiến thuật, các quốc gia hạt nhân phương Tây sẽ cảnh giác cao độ và khả năng tính toán sai lầm dẫn đến một cuộc va chạm chiến lược lớn sẽ tăng lên. Tổng thống Putin yêu bản thân và yêu đất nước của mình - ông ấy không sốt sắng mạo hiểm bất chấp, ngay cả vì phần thưởng tại Ukraine. (Tôi là đồng tác giả một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2034 diễn ra theo một kịch bản như vậy và điều đó hoàn toàn có thể xảy ra)

Thứ ba, liệu Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại một mục tiêu cụ thể ở Ukraine? Có khả năng là Kyiv (để đánh dập đầu não) hay thành phố phía tây Lviv (để phá hủy chuỗi cung cấp vũ khí từ Ba Lan) hay cảng Odesa trên biển Đen (bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine)?

Có thể tưởng tượng được, nhưng không chắc lắm. Tổng thống Putin có thể đạt được nhiều mục tiêu quân sự đó bằng cách sử dụng các vũ khí quy ước, nếu ông ta tiến hành các đợt tấn công của mình tại một thành phố nhất định. Ông ta có thể sẽ tính toán rằng lợi ích thu được không đáng với rủi ro từ một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật.

Anh Tú (lược dịch)