Không quân Ukraine tổn thất nặng mà sao Mỹ lại không viện trợ F-15 hay F-16?
Góc nhìn - Ngày đăng : 08:01, 24/07/2022
Sự miễn cưỡng của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc cung cấp cho Ukraine những vũ khí tinh vi hơn rất quan trọng cho nền quốc phòng của họ, đã phải trả một cái giá cao. Nga hiện kiểm soát một phần tư lãnh thổ Ukraine và đang dần đẩy mạnh về phía tây. Nếu Mỹ không thay đổi chính sách của mình, Nga sẽ tiếp tục lấn thêm lãnh thổ ở Ukraine và có thể trở thành động lực cho các cuộc chinh phạt trong tương lai.
Cuộc chiến đã phát triển kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu vào tháng 2. Ban đầu, quân đội Ukraine nhỏ hơn có thể chống lại các bước tiến của Nga và gây thương vong nặng nề. Sự phản kháng mạnh mẽ đó đã làm lộ ra những vấn đề nghiêm trọng của lực lượng Nga.
Nhưng cuộc xung đột đã bước sang một giai đoạn mới. Quân đội Nga kể từ đó đã cải thiện hậu cần và sử dụng pháo, tên lửa và các cuộc không kích để tiêu diệt lực lượng Ukraine. Khi lực lượng Nga tập trung chiến dịch vào miền đông và miền nam Ukraine, họ đã làm chủ Luhansk và đang tiến về các thành phố như Slovyansk và Bakhmut ở khu vực Donetsk.
Ukraine có thể đã không thể ngăn chặn đà tiến của Nga nếu không có hơn 7 tỉ USD vũ khí mà Mỹ đã gửi cho đến nay, chưa kể viện trợ từ các đồng minh khác. Nhưng những vũ khí này, chủ yếu là các hệ thống vũ khí tầm ngắn, cũng không còn đủ nữa. Khi cuộc chiến kéo dài — và những thay đổi trên thực tế — nhu cầu của quân đội cũng vậy. Để lấy lại lãnh thổ từ các lực lượng tinh nhuệ của Nga, Ukraine sẽ cần một phi đội máy bay chiến đấu tinh vi hơn (chẳng hạn F-15 và F-16 đã được Mỹ nghỉ hưu), máy bay không người lái tiên tiến (MQ-1C), Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội MGM-140 và xe tăng, xe chiến đấu bộ binh. Không phải số lượng vũ khí là tối quan trọng, mà là loại vũ khí và cách chúng được sử dụng.
Hãy xem xét lực lượng không quân của Ukraine với trang bị từ thời Liên Xô. Tổn thất chiến đấu trong 5 tháng qua đã khiến ít nhất 35/150 chiến đấu cơ phản lực bị loại khỏi vòng chiến. Với số lượng ít hơn, mỗi máy bay phải thực hiện nhiều phi vụ hơn và hao mòn nhanh hơn. Nếu không có sự bổ sung từ phương Tây, Ukraine có thể mất khả năng bảo vệ không phận của mình để đối phó các lực lượng mặt đất của Nga.
Tuy nhiên, chính quyền Biden do dự trong việc cho mượn thiết bị bổ sung vì hai lý do chính — cả hai đều không có sức thuyết phục.
Thứ nhất, một số quan chức lo ngại rằng việc cung cấp vũ khí tối tân hơn cho Ukraine có thể gây ra một vòng xoáy leo thang dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Nga và các nước NATO. Tuy nhiên, ván bài của ông Putin khi đưa quân vào Ukriane đối với phương Tây vốn đã là một sự leo thang. Nga đã sử dụng hầu như mọi vũ khí cơ bản trong kho của mình để chống lại các mục tiêu tại Ukraine, khiến hàng trăm nghìn công dân Ukraine chạy sang phía Nga và phong tỏa đường xuất khẩu của Ukraine thế giới. Ukraine giờ đây chỉ đơn giản là cố gắng tự vệ và nếu không bơm cho họ phương tiện thì nỗ lực đó gần như không thể thực hiện được.
Đây là lý do tại sao ông Putin tìm cách gieo rắc lo sợ leo thang lên phương Tây. Nếu phương Tây quá sợ hãi để can thiệp, ông ta có thể thoải mái hành động. Đó là lý do tại sao chính quyền Obama hầu như không làm gì sau khi ông Putin sáp nhập Crimea, mở mặt trận ở miền Đông Ukraine vào năm 2014 và can thiệp vào Syria vào năm 2015 (hiện chính quân đội Mỹ đang hiện diện tại Syria dù bị Damacus phản đối). Biết Mỹ có xu hướng tự hù dọa bản thân, giờ đây ông Putin đã vung thanh kiếm hạt nhân lên trong vấn đề Ukraine. Nhưng Mỹ không nên nhượng bộ trước mối đe dọa; điều đó sẽ chỉ thúc đẩy ông Putin soạn lại bổn cũ. Thay vào đó, Washington nên giúp kêu gọi các nước, bắt đầu từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, để cảnh báo hậu quả của việc phá vỡ điều cấm kỵ hạt nhân. Cần phải để Tổng thống Putin hiểu rằng việc sử dụng vũ khí nguyên tử có nghĩa là phá hủy nền kinh tế của Nga bằng các lệnh trừng phạt quốc tế thậm chí còn khắc nghiệt hơn, trở thành quốc gia bị cô lập trong các tổ chức thế giới.
Mối quan ngại thứ hai khiến chính quyền Biden quay lưng lại là sẽ mất quá nhiều thời gian để huấn luyện các lực lượng Ukraine về các hệ thống vũ khí phức tạp hơn. Điều này cũng được nêu không đúng chỗ. Cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu cách đây 8 năm khi lực lượng Nga hiện diện Crimea sau một cuộc sáp nhập mà phương Tây phản đối. Có rất ít triển vọng rằng cuộc chiến sẽ sớm kết thúc, đặc biệt là do Ukraine quyết tâm giành lại toàn vẹn lãnh thổ và Nga đang muốn dập tắt phản kháng của Ukraine.
Hơn nữa, thời gian huấn luyện quân sự đã bị thổi phồng. Dựa trên các cuộc thảo luận của chúng tôi với các quan chức Không quân Mỹ hiện tại và đã nghỉ hưu, một phi công Ukraine có thể lái thành thạo máy bay thời Liên Xô ngày nay, có thể chỉ cần hai đến ba tháng huấn luyện để lái máy bay F-15 và F-16 của Mỹ. Điều này cũng đúng đối với các phi công điều khiển máy bay không người lái của Ukraine đang tìm cách sử dụng MQ-1C Grey Eagles do Mỹ sản xuất. Việc đào tạo đối với các hệ thống tiên tiến có thể bắt đầu càng sớm, càng tốt.
Cái giá cho sự do dự của Mỹ đang tăng lên mỗi ngày. Những thành công của Nga trên chiến trường sẽ chỉ thúc đẩy chủ nghĩa phiêu lưu của ông Putin và làm suy yếu khả năng răn đe của phương Tây. Rủi ro cũng không chỉ giới hạn ở Châu Âu. Sự rụt rè của Mỹ cũng gửi một tín hiệu đến Trung Quốc rằng Washington và các đối tác phương Tây của họ có thể hòa hoãn.