Kỳ 88: Cà phê trong triết lý y học phương Đông

Văn hóa - Ngày đăng : 08:00, 16/08/2022

ky-88-hinh-bia.jpg

Theo những chuyến hành hương, viễn du thám hiểm, những con đường thương mại quốc tế thời trung cổ, cà phê đến phương Đông với vai trò là nguồn năng lượng cân bằng cho sức khỏe.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được làm tốt hơn!

Y học phương Đông và triết lý sống cân bằng, hài hòa

Y học phương Đông gồm hệ thống y học của các quốc gia phương đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Nổi bật trong đó, y học cổ Trung Quốc được hình thành sớm và phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng triết học cổ của nền văn minh Trung hoa được nhìn nhận là nền y học tiêu biểu, đại diện cho y học phương Đông.

Theo lịch sử phát triển y học thế giới được phân tích trên sự tiến bộ của các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu, y học phương Đông được hình thành vào giai đoạn y học kinh nghiệm, thuộc thời kỳ cổ đại, cách đây hàng ngàn năm. Dựa vào sự tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống thông qua cách sống, lao động và chịu sự tác động của môi trường thiên nhiên như không khí, đất, thực phẩm, nước… con người dần hình thành những kinh nghiệm sống, theo thời gian khái quát hóa thành triết lý sống, làm cơ sở lý luận cho những phương pháp nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe.

ky-88-hinh-01.jpg

Thuyết "Âm dương - Ngũ hành" và "Thiên nhân hợp nhất" trong triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại được xem là cơ sở nền tảng trực tiếp hình thành và phát triển lý luận y học phương Đông. Triết học cổ Trung Quốc nhìn nhận cơ thể con người có mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, được cấu thành bởi năm nguyên tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, và chịu sự chi phối của hai yếu tố chính là âm – dương. Quy luật Âm dương – Ngũ hành là căn cứ của sự biến hóa sinh lý, bệnh lý của cơ thể và giới tự nhiên. Theo các tác giả của Hoàng Đế nội kinh - một tác phẩm lý luận và thực hành y học được coi là kinh điển bậc nhất của nền y học Trung Quốc cổ đại ghi chép lại, và là một trong những cuốn sách quý trong lĩnh vực y học thuộc “Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời” do Nhà sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn, thì sự thống nhất, cân bằng của các yếu tố âm dương, ngũ hành, tương ứng với từng bộ phận, từng quá trình vận động sống của con người là cơ sở để tạo ra sức khoẻ.

Đặc biệt, thế giới triết học phương Đông nhìn nhận con người là loài tối linh trong vạn vật, sự tồn tại "đời sống hiện thực" của con người không chỉ phụ thuộc vào thể xác mà còn phụ thuộc vào tinh thần. Sức khoẻ con người theo đó có sự liên quan mật thiết giữa sự cường tráng về thể chất và sự thoải mái trong đời sống tinh thần của mỗi người như ghi chép trong sách Hoàng Đế nội kinh. Trường phái y thuật cổ truyền Ấn Độ mang tên Ayurveda (Ayur - sự sống và Veda - kiến thức) cũng cho rằng sức khỏe không chỉ đơn thuần là thoát khỏi bệnh tật mà còn là trạng thái cân bằng về thể chất, tinh thần và tâm linh.

ky-88-hinh-02.jpg

Coi trọng sự cân bằng âm dương trong cơ thể, chú trọng việc hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội, sự hài hòa năng lượng giữa các bộ phận trong cơ thể, một lối sống phù hợp với sự biến hoá của âm dương, biết điều chỉnh sự thái quá hay bất cập của ngũ hành, trở về trạng thái tâm - sinh - lý cân bằng theo các quy luật khách quan vốn có của tự nhiên là điều mà y học phương Đông đề cao con người theo đuổi để có sức khỏe.

Những kiến giải về cà phê trong y học phương Đông

Văn hóa coi trọng “cân bằng”, “hài hòa” đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và phương pháp chữa bệnh của y học phương Đông. Quan niệm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chữa bệnh là lập lại trạng thái “cân bằng chỉnh thể”, cũng như chú trọng sử dụng thảo mộc từ rễ, vỏ, hoa, hạt, trái cây, lá làm bài thuốc… là những nét văn hóa độc đáo của y học phương Đông.

Thần Nông bản thảo kinh, một trong những tác phẩm y học đầu tiên ra đời vào những năm đầu công nguyên của các danh y thời Hán đã tổng hợp 365 vị thuốc bổ và thuốc chữa bệnh từ các loại thảo dược để nuôi dưỡng sự cân bằng thể chất và tinh thần của con người. Đây là tư liệu văn hiến trọng yếu về mặt dược vật học trong y học phương Đông còn lưu truyền đến nay. Từ đây, các thần y của hệ thống y học phương Đông tiếp tục nghiên cứu và dày thêm danh sách những vị thuốc quý từ thảo dược theo thời gian.

Sự xuất hiện và phổ biến của cà phê tại thế giới Ả Rập vào thời kỳ Trung cổ như một nguồn năng lượng của thần linh ban tặng cho con người để có tinh thần tỉnh táo, sức khỏe dẻo dai nhanh chóng lan truyền đến phương Đông. Qua những chuyến hành hương, viễn du, cà phê đã đến với phương Đông như một loại thuốc quý, được sử dụng trong triết lý y học Ayurvedic của Ấn Độ và phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược của Trung Quốc.

Theo một số tài liệu cổ, trước khi được phát hiện tại Ethiopia, phổ biến ở thế giới Ả Rập và đến với châu Á, cà phê xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại nền văn minh Olmec vào năm 3600 TCN với tên gọi Hạt đắng Mēcalt. Theo cộng đồng văn minh Olmec, Hạt đắng Mēcalt do Đức Chúa Cha Thượng Đế ban tặng cho nhân loại như một thức uống thần dược chữa được nhiều bệnh và bổ dưỡng cho hệ thần kinh, làm cho con người minh mẫn, thanh xuân và hạnh phúc. Chính vì vậy, người Olmec có công thức trồng cây Hạt đắng để tạo nên biệt dược của trời đất, vũ trụ. Cây Hạt đắng Mēcalt được mô tả chi tiết với lá cây màu xanh đậm, bông trắng tỏa hương thơm, trái hình quả trứng thu nhỏ, dài hoặc ngắn hơn một đốt ngón tay, có màu xanh, sau đó chuyển dần màu vàng, màu đỏ tươi, cuối cùng là màu sậm. Bên trong mỗi quả có hai hạt tượng trưng cho Trời và Đất. Hạt to dùng làm biệt dược chữa bệnh, hạt nhỏ dùng làm thức uống hằng ngày.

ky-88-hinh-03.jpg

Công thức tạo nên Hạt đắng Mēcalt – biệt dược của Trời Đất, đã biến mất cùng với sự tan rã của nền văn minh Olmec. Tuy nhiên, khi đến với thế giới phương Đông, qua hệ thống lý luận y học độc đáo, cà phê tiếp tục được phân tích và ghi nhận là một nguồn năng lượng quý, cân bằng âm dương, có các thuộc tính công năng hữu ích cho cơ thể con người, hài hòa theo ngũ hành của tự nhiên, đất trời. Cà phê thuộc họ thực vật Rubiaceae cùng nhiều loại thảo dược được nêu trong Thần Nông bản thảo kinh, được sử dụng trong chế độ ăn uống, y học. Cà phê xanh có màu tương ứng hành Mộc hữu dụng trong điều hòa, làm mát gan khí. Màu đỏ tươi của trái cà phê chín biểu thị cho hành Hỏa có tác động đến tim và kinh mạch, cũng như kích thích hoạt động trí óc. Vị đắng và màu đen của hạt cà phê ương ứng với hành Hỏa và Thủy tác dụng lên túi mật và thận. Cùng vị đắng, cà phê cũng có vị ngọt tương ứng với hành Thổ có tác dụng bổ tỳ vị. Và vị chát, cay nồng của cà phê tương ứng với hành Kim có hoạt động trên phổi và ruột già.

Theo đó, các thần y phương Đông đã sử dụng hạt cà phê xanh điều hòa gan khí, kích thích năng lượng mạnh mẽ, đem lại sức sống tinh thần và thể chất cho cơ thể. Đặc biệt, khi được rang lên, cà phê vẫn giữ được các đặc tính dược lý cơ bản, nhưng chuyển từ loại thảo dược làm mát, mang tính âm, sang loại thảo dược làm ấm, mang tính dương. Trong y học phương Đông, những loại thực phẩm mang tính dương có tác dụng tăng cường sinh lực, làm ấm cơ thể. Cà phê giúp di chuyển khí huyết, và mang tính phân tán ở cả hai hướng lên và xuống. Với hướng lên, cà phê giúp nâng cao tinh thần và kích thích trí não. Với hướng xuống, cà phê hữu ích cho hệ tiêu hóa và bài tiết. Bên cạnh đó, theo quan điểm của y học phương Đông, hương thơm đặc biệt của cà phê có chức năng làm sảng khoái tinh thần, xóa tan mệt mỏi. Đồng thời, các thần y đã kết hợp cà phê với các loại thảo dược khác như gừng, nghệ, quế, hồi, nấm linh chi… để tiết chế và nâng cao tác dụng đối với sức khỏe con người.

ky-88-hinh-04.jpg

Hình thành trên vùng đất phương Đông huyền bí, từ quê hương của hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới – Việt Nam, với những nghiên cứu, học hỏi không ngừng về lịch sử cà phê và giá trị của cà phê trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, Tập đoàn Trung Nguyên Legend xem cà phê là nguồn năng lượng tỉnh thức và sáng tạo của con người. Đặc biệt, Trung Nguyên Legend đã cô lọc được ba nền văn minh cà phê tiêu biểu của thế giới: Ottoman – Roman – Thiền. Trong đó, văn minh cà phê Thiền được Trung Nguyên Legend tạo tác nên, hội tụ tinh hoa và triết lý của người phương Đông, vinh thăng giá trị của cà phê lên một tầm cao mới, cà phê triết đạo.

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

cafe-thu-thiet.jpg

Đón đọc kỳ sau: Cà phê – nguồn năng lượng tuyệt vời cho thể chất và thần trí

T.N.L