Những điều tồi tệ có thể xảy ra nếu Mỹ thua Trung Quốc trong cuộc đua AI
Thế giới số - Ngày đăng : 11:28, 14/09/2022
Báo cáo đưa ra kịch bản: “Thiếu vắng hành động có mục tiêu, Mỹ khó có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ ngày càng tăng với Trung Quốc” và sẽ tụt hậu trong lĩnh vực AI quan trọng.
Báo cáo được ban hành bởi nhóm của Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành Google và là người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ Nhân tạo. Báo cáo đưa ra những phát hiện của mình vào năm ngoái.
Báo cáo mới sử dụng ngôn ngữ bất thường để mô tả mối nguy hiểm do những tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong các công nghệ quan trọng như AI, điện toán lượng tử, truyền thông 5G và sinh học tổng hợp. Trong một mục nhỏ, báo cáo mô tả hàng loạt hậu quả đáng kể với Mỹ nếu nước này không đáp ứng được thách thức từ Trung Quốc. Trong số có những điều đáng sợ:
“Trung Quốc thống trị nền kinh tế trong tương lai và thu về giá trị hàng nghìn tỉ USD do làn sóng công nghệ tiếp theo tạo ra”; “Trung Quốc sử dụng lợi thế kinh tế-kỹ thuật của mình để làm đòn bẩy chính trị. Các quốc gia, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, phụ thuộc vào sự xoay chuyển công nghệ Trung Quốc vào quỹ đạo chính trị của Trung Quốc”; “Một internet mở bị tổn hại"; “Trung Quốc cắt nguồn cung cấp vi điện tử và các đầu vào công nghệ quan trọng khác”...
Các tác giả của báo cáo tóm tắt kết quả: “Về tổng thể, bức tranh này đã làm sáng tỏ trật tự của Mỹ và thế giới dân chủ được xây dựng sau Thế chiến thứ hai và một thách thức nghiêm trọng với sự thịnh vượng của Mỹ. Mỹ và các nền dân chủ khác sẽ trở nên phụ thuộc kinh tế, đánh mất động cơ thịnh vượng và tự do hành động trên thế giới... Ngay cả khi chỉ một số điều này xảy ra, thế giới sẽ là nơi đen tối hơn với Mỹ và nền dân chủ".
Các kịch bản công nghệ đáng sợ như thế này ngày càng trở nên phổ biến trong thập kỷ qua và có thể phóng đại mức độ lợi thế của Trung Quốc. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại; lĩnh vực công nghệ của nước này bị lung lay bởi sự can thiệp của chính phủ và vị trí nhân khẩu học ngày càng xấu đi có thể không hỗ trợ “Giấc mơ Trung Hoa” thống trị mà Chủ tịch Tập Cận Bình thường đề cao. Song ngay cả như vậy, Eric Schmidt nói trong cuộc phỏng vấn gần đây rằng Trung Quốc vẫn “tập trung vào các công nghệ sâu hơn” sẽ chỉ huy tương lai, chẳng hạn như AI.
Báo cáo không chỉ tóm tắt các chi phí mất mát mà còn lập luận rằng trên thực tế, Mỹ sẽ thua cuộc đua này nếu không có những thay đổi trong chính sách của chính phủ để tập trung sự chú ý tốt hơn vào thách thức công nghệ.
Báo cáo cho biết: “Mỹ vẫn chưa có quy trình hoặc người chịu trách nhiệm về việc đạt được lợi thế về công nghệ. Hệ sinh thái công-tư của Mỹ có sức mạnh cạnh tranh rộng lớn, nhưng chúng chưa được tập hợp. Nước Mỹ cần có kế hoạch làm chủ sự đổi mới để cạnh tranh”.
William M. “Mac” Thornberry, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Texas (Mỹ), là một trong bốn cố vấn hỗ trợ Eric Schmidt. Ông nói thẳng về thách thức trong một cuộc phỏng vấn: “Nếu tiếp tục con đường hiện tại, chúng ta sẽ thua cuộc”. Theo Thornberry,, báo cáo này nhằm giải thích cho người Mỹ rằng “nếu thua cuộc thì sẽ trông như thế nào”.
Về cơ bản, báo cáo lập luận cho “chính sách công nghiệp” quốc gia tập trung vào công nghệ, giống như đạo luật được thông qua gần đây để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn.
Eric Schmidt lập luận rằng đạo luật Chips and Science sẽ không đủ giúp Mỹ giành lại vị trí dẫn đầu về công nghệ. Ông cho rằng: “Trung Quốc có đạo luật Chips hàng năm, thông qua việc chính phủ liên tục tài trợ cho các dự án quan trọng”.
Báo cáo của Eric Schmidt là làn sóng mới nhất trong chiến dịch vận động tài trợ cho khu vực công và tư nhân lớn hơn với các công nghệ then chốt. Các nhà phê bình lập luận rằng việc tài trợ trực tiếp cho công nghệ như vậy sẽ trợ cấp cho các công ty đã có lợi nhuận như Google và các hãng công nghệ khổng lồ khác. Theo nghĩa đó, các nhà phê bình cho rằng Eric Schmidt và các đại diện khác của lĩnh vực công nghệ đang thúc đẩy lợi ích của ngành cho họ, vào thời điểm mà có những tuyên bố mạnh mẽ khác về sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.
Trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc, báo cáo lập luận rằng "điều đang bị đe dọa là tương lai của các xã hội tự do, thị trường mở, chính phủ dân chủ và một trật tự thế giới bắt nguồn từ tự do chứ không phải ép buộc".
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger viết rằng báo cáo được mô phỏng theo một dự án lưỡng đảng tương tự mà ông chỉ đạo vào những năm 1950, khi Mỹ đối mặt với mối đe dọa cạnh tranh từ Liên Xô. Mục đích báo cáo vào thời điểm đó là để “giải thích những vấn đề mà đất nước đang đối mặt mà chính phủ có thể khó nói với người dân”.
Khó có thể nói trước được việc Mỹ có thực sự thua trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc không. Giá trị từ báo cáo này là nhắc nhở người dân rằng Mỹ sẽ phải trả giá đắt như thế nào nếu sự lạc quan về tương lai AI của họ bị chứng minh là sai.
Việc Mỹ cấm bán hai chip AI cao cấp A100 và H100 của NVIDIA vào tháng trước là mối đe dọa trực tiếp với tham vọng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc.
Quyết định đột ngột từ chính phủ Mỹ vào tháng trước đã gây xôn xao khắp các lĩnh vực AI, điện toán đám mây và xe thông minh của Trung Quốc. Lý do vì không có sản phẩm thay thế ngay lập tức cho các chip NVIDIA đào tạo các mô hình AI để lái xe tự động, phân tích ngữ nghĩa, nhận dạng hình ảnh và giọng nói một cách hiệu quả về chi phí và phân tích dữ liệu lớn, theo những người trong ngành và các nhà phân tích công nghệ.
Nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên phổ biến trong các ứng dụng tiêu dùng như smartphone có thể trả lời các truy vấn và gắn thẻ ảnh. Chúng cũng được sử dụng trong quân sự như dò tìm hình ảnh vệ tinh để tìm vũ khí hoặc căn cứ và lọc thông tin liên lạc kỹ thuật số cho mục đích thu thập thông tin tình báo.
Các chuyên gia nói rất ít nhà sản xuất chip Trung Quốc có thể dễ dàng thay thế chip NVIDIA tiên tiến như vậy. Thay vào đó, người mua có thể sử dụng nhiều chip cấp thấp hơn để tái tạo sức mạnh xử lý.