Khai quật được mặt nạ vàng độc nhất vô nhị có niên đại ít nhất 3.000 năm

Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 17:47, 18/09/2022

Các nhà khảo cổ học ở miền trung Trung Quốc đã khai quật được một chiếc mặt nạ bằng vàng có niên đại ít nhất 3.000 năm.

Đây là chiếc mặt nạ đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy từ triều đại nhà Thương (1600 -1046 trước Công nguyên).

Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia vừa cho biết mặt nạ vàng được phát hiện trong lăng mộ hoàng gia ở quận Thương Thành, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam và có trước một mặt nạ vàng khác được tìm thấy ở di tích Tam Tinh Đôi vào năm ngoái.

Địa điểm khảo cổ Tam Tinh Đôi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc được coi là một trong những khám phá quan trọng nhất thế kỷ 20 và thu về rất nhiều đồ tạo tác bằng vàng, bao gồm cả chiếc mặt nạ gây xôn xao quốc tế vào năm ngoái.

Tam Tinh Đôi được cho là trung tâm của vương quốc Shu cổ đại, có niên đại khoảng 4.800 năm và cùng tồn tại với triều đại nhà Thương.

Một nông dân tình cờ phát hiện di chỉ Tam Tinh Đôi khi đào rãnh nước vào thập niên 1920. Bao phủ diện tích 12 km2, di chỉ nằm ở thành phố Quảng Hán, cách Thành Đô khoảng 60 km. Tam Tinh Đôi được cho là tàn tích của nhà Thục, hình thành ít nhất 4.800 năm trước và tồn tại hơn 2.000 năm. Năm 1986, các nhà nghiên cứu khai quật lượng lớn cổ vật ở hố đất số 1 và 2.

Gu Wanfa, Giám đốc Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ học thành phố Trịnh Châu, cho biết phát hiện ở quận Thương Thành chỉ ra rằng các đồ tạo tác Tam Tinh Đôi chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Nguyên, các xã hội xuất hiện từ vùng Hà Nam và trở thành nền tảng của nền văn minh Trung Quốc hiện đại.

Hệ thống phát thanh truyền hình Hà Nam dẫn lời Gu Wanfa nói rằng, không giống mặt nạ vàng được khai quật ở Tam Tinh Đôi, mặt nạ ở quận Thương Thành che toàn bộ khuôn mặt để các linh hồn có thể còn nguyên vẹn.

Đã có một câu nói về bubbleaijinshen, hay một cơ thể bằng vàng không thể tráng được, từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Mặt nạ vàng chứng minh rằng khái niệm này đã tồn tại từ thời nhà Thương”, ông nói.

Các món đồ bằng vàng khác được tìm thấy trong các ngôi mộ bao gồm lá và mảng khảm ngọc lam, tiền xu bằng vỏ sò, vũ khí bằng đồng và ngọc bích.

Trước mặt nạ vàng ở quận Thương Thành, chỉ có một số đồ vật bằng vàng được phát hiện từ các di chỉ của triều đại Shang.

Tờ Nhân dân Nhật báo, do nhà nước Trung Quốc điều hành, dẫn lời Gu Wanfa cho biết phát hiện này đã đặt ra những câu hỏi mới như liệu chiếc mặt nạ được làm tại địa phương hay được trao đổi, và liệu các đồ tạo tác bằng vàng có được phát triển ở miền trung Trung Quốc trước khi lan truyền về phía tây nam hay không.

Phát hiện trên cũng đặt ra câu hỏi về những tác động văn hóa thực sự của chiếc mặt nạ vàng trong triều đại nhà Thương, theo Gu Wanfa.

khai-quat-duoc-mat-na-vang-doc-nhat-vo-nhi-co-nien-dai-it-nhat-3000-nam.jpg
khai-quat-duoc-mat-na-vang-doc-nhat-vo-nhi-co-nien-dai-it-nhat-3000-nam2.jpg
Mặt nạ vàng được tìm thấy trong tàn tích của một ngôi mộ triều đại nhà Thương ở quận Thương Thành, tỉnh Hà Nam - Ảnh: Weibo

Ngày 20.3.2021, các nhà khảo cổ thông báo một số phát hiện quan trọng ở di chỉ Tam Tinh Đôi, giúp hé lộ nguồn gốc của nền văn minh tại nước này. Họ tìm thấy 6 hố hiến tế mới và khai quật hơn 500 đồ vật có niên đại 3.000 năm tại di chỉ Tam Tinh Đôi, theo Cơ quan Di sản Văn hóa Quốc gia.

Hiện giới khảo cổ đã khai quật nhiều cổ vật quan trọng từ 4 hố đất, bao gồm cả những mảnh còn sót lại của mặt nạ vàng, mặt nạ đồng, cây đồng và số lượng lớn ngà voi. Nhiều mẩu tượng điêu khắc nhỏ bằng ngà voi, gạo bị carbon hóa và hạt cây cũng được tìm thấy.

"Điều bất ngờ là chúng tôi khai quật được một số đồ đồng chưa từng thấy bao giờ. Ví dụ, một số đồ đồng lớn và tinh tế có hình con rồng hoặc con bò ở bên trên", theo Lei Yu, nhà nghiên cứu ở Viện Di sản văn hóa và Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên.

Mảnh mặt nạ vàng tìm thấy trong một hố đất gây bất ngờ cho nhóm khảo cổ bởi kích thước lớn của nó so với các phát hiện trước đó. Mảnh mặt nạ này rộng 23 cm, cao 28 cm và nặng khoảng 280 g. Kiểm tra sơ bộ cho thấy mặt nạ chứa khoảng 84% vàng. Các nhà nghiên cứu ước tính cả chiếc mặt nạ vàng có thể nặng hơn 500 g.

Lei Yu tin chắc nếu có thể tìm thấy chiếc mặt nạ hoàn chỉnh, đó sẽ là mặt nạ vàng lớn và nặng nhất ở Trung Quốc.

Trong một phát hiện khác, dấu vết của lụa và đồ may mặc được khai quật lần đầu tiên ở Tam Tinh Đôi, hé lộ triều nhà Thục cổ đại là một trong những cái nôi quan trọng của lụa ở Trung Quốc cổ đại, theo Tang Fei, trưởng nhóm khai quật kiêm viện trưởng của viện nghiên cứu.

Các hố đất mới nằm cạnh hai hố hiến tế phát hiện vào năm 1986. Chúng có hình chữ nhật, rộng từ 3,5 m2 đến 19 m2. Tất cả hố hiến tế hợp thành khu vực để người dân thời nhà Thục dâng đồ hiến tế lên thiên đường, mặt đất và tổ tiên, cầu xin sự thịnh vượng và bình an. Hơn 30 viện nghiên cứu tham gia đợt khai quật mới nhất, sử dụng nhiều công nghệ hiện đại và kết hợp khai quật với bảo tồn.

Sơn Vân