Chiêm ngưỡng hình ảnh nguyệt thực toàn phần trên khắp thế giới

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 23:30, 08/11/2022

Mặt trăng hôm 8.11 chuyển màu đỏ đồng trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần cuối cùng năm 2022, có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất di chuyển vào giữa Mặt trăng và Mặt trời. Khi đó, Trái đất sẽ đổ bóng lên Mặt trăng. Bóng của hành tinh xanh có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt trời.

Theo Guardian, trong ngày 8.11, người dân trên khắp thế giới đã có cơ hội chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là Trăng máu thứ hai trong năm. Lần nguyệt thực này được các nhà khoa học gọi là "Trăng Hải ly" và phải tới tận năm 2025 thì hiện tượng này mới xuất hiện một lần nữa.

trang-mau1.jpg
Nguyệt thực toàn phần xuất hiện phía trên nhà thờ Iglesia de Nuestra Señora de los Remedios ở thành phố Cholula, bang Puebla, Mexico - Ảnh: Erik Gómez Tochimani
trang-mau2.jpg
Nguyệt thực toàn phần tại Tử Cấm Thành, Trung Quốc - Ảnh: AP
trang-mau3.jpg
Nguyệt thực toàn phần được nhìn thấy trước Tượng đài Ðấng Cứu độ Thế giới tại Quảng trường Salvador del Mundo ở San Salvador - Ảnh: AFP
trang-mau4.jpg
Nguyệt thực toàn phần trên đỉnh Tượng đài Washington tại Quảng trường Quốc gia National Mall ở thủ đô Washington, D.C., Mỹ - Ảnh: Twitter
trang-mau8.jpg
Nguyệt thực toàn phần ở thủ đô Washington, D.C., Mỹ - Ảnh: Twitter
trang-mau5a.jpg
Nguyệt thực toàn phần tại Malaysia - Ảnh: Twitter
trang-mau6a.jpg
Nguyệt thực toàn phần tại Sydney, Australia - Ảnh: AP
trang-mau7.jpg
Trăng máu xuất hiện phía sau một khu dân cư ở thành phố Mumbai, thủ phủ bang Maharashtra của Ấn Độ - Ảnh: AFP
trang-mau9.jpg
Một người đàn ông sử dụng điện thoại để chụp ảnh trăng máu qua ống kính thiên văn tại thành phố Goyang ở phía bắc Hàn Quốc - Ảnh: AFP

Long Hải