Nông sản ĐBSCL xuất khẩu sang Trung Quốc: chuyện không dễ
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:52, 05/12/2022
khu vực Trung Quốc quản lý - gồm Trung Quốc, Hong Kong và Macau – ước tính chiếm hơn 90% giá trị xuất khẩu của các loại trái cây từ Việt Nam.
Trong khi đó,
Huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long được gọi là “vương quốc khoai lang”. Cao điểm của khoai lang xuất khẩu, huyện Bình Tân có 12.000-13.000 ha đất trồng khoai lang, sản lượng hơn 300.000 tấn. Vào thời hoàng kim các năm 2018-2019, giá khoai lang khoảng 10.000-12.000 đồng/kg. Thị trường xuất khẩu tiểu ngạch lúc đó chủ yếu là Trung Quốc, chiếm khoảng 80% khoai lang xuất khẩu.
Huyện Bình Tân đã cấp được 4 mã số vùng trồng đối với khoai lang. Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long cũng vừa tổ chức tập huấn để nhằm cung cấp những thông tin cần thiết khi xuất khẩu khoai lang, yêu cầu chất lượng, bao bì, thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số sản phẩm, cơ sở đóng gói,… Những việc làm này nhằm giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ dân, chính quyền địa phương nắm rõ các kiến thức cần thiết cho việc xuất khẩu chính ngạch sản phẩm khoai lang vào thị trường Trung Quốc cùng các nước khác trong thời gian tới.
Tại Long An, thanh long cũng nằm trong danh sách hàng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ở vùng trồng thanh Long số 1 ĐBSCL hiện nay, người canh tác thanh long cũng còn khốn khó. Ba năm dịch bệnh, ba năm "thị trường thanh long tan nát" khiến người nông dân phải nhọc nhằn gượng đứng lên.
Anh Trịnh Xuân Lập, xã viên HTX thanh long Bình Quới - Châu Thành - Long An cho biết: “Hiện nay giá thanh long loại 1 lên 35.000 đồng/kg; loại 2, giá 28.000 đồng/kg; loại 3 giá 21.000 đồng/kg; loại 4 giá 15.000 đồng/kg. Giá treo cao như vậy nhưng thương lái thu mua thanh long không mua loại 1, 2, nên đó là giá tượng trưng. Họ mua bao xô thanh long (loại xấu tốt tính chung 1 giá) từ 18.000 - 21.000đồng/kg. Với giá này thì người trong thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cũng có lời trung bình 7.000 đồng/kg.
Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An Nguyễn Quốc Trịnh cho biết: “Hiện nay thanh long là mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nên vài tháng nay giá thanh long có tăng lên. Đời sống người trồng thanh long cải thiện. Các kho thu mua thanh long hoạt động mạnh trở lại. Các chuyến hàng thanh long đi Trung Quốc lại nhộn nhịp. Nếu thời gian tới, chúng ta thực hiện tốt trồng thanh long theo VietGAP, thực hiện nghiêm những quy định về mã số vùng trồng, đóng gói, xuất khẩu chính ngạch thì giá cả thanh long sẽ tốt hơn”.
Bên cạnh những thuận lợi, theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, nông sản ĐBSCL thật sự không dễ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, vẫn còn nhiều gian nan trắc trở. Việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero-COVID là cái khó nhất cho hàng xuất khẩu. Giá thanh long lên xuống bất thường tùy vào việc dịch bệnh yên ổn hay bùng phát tại các địa phương ăn hàng thanh long. Việc triển khai sản xuất VietGAP, thực hiện nghiêm quy định về mã số vùng trồng, đóng gói hàng xuất khẩu chính ngạch cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đúng.
Tổng quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam về thanh long – loại trái cây được mệnh danh “nữ hoàng tỉ đô” – giảm 38%. Các loại trái cây khác giảm mạnh như nhãn (75%), dưa hấu (62%), chôm chôm (56%), xoài ổi, măng cụt (54%). Riêng mít giảm nhẹ chỉ 4%. Kim ngạch xuất khẩu chuối, sầu riêng của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm với tỉ lệ lần lượt là 50% và 38%; riêng bưởi tăng vọt 98%, bơ tăng 60%.
Lượng trái cây Việt Nam xuất sang Trung Quốc sụt giảm do có sự cạnh tranh của các nước Thái Lan, Philippines và Indonesia. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 7 tháng đầu năm, đã nhập khẩu 6 tỉ USD trái cây từ các nước ASEAN.
Theo dữ liệu mới nhất của BSA (Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp), chính sách phòng chống dịch cùng với việc Trung Quốc cho nhập chính ngạch từ các thị trường đối thủ khác khiến các loại trái cây xuất khẩu chính yếu của Việt Nam giảm mạnh. Trong khi đó, khu vực Trung Quốc quản lý - gồm Trung Quốc, Hong Kong và Macau – ước tính chiếm hơn 90% giá trị xuất khẩu của các loại trái cây từ Việt Nam.
Trái cây Việt Nam đang vất vả cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.