Choáng với 10 loài động vật cực hiếm
Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 14:40, 28/05/2015
Thằn lằn quỷ gai
Thằn lằn quỷ gai chỉ sống ở sa mạc nước Úc
Loài thằn lằn quỷ gai (Tên khoa học Moloch horridus) sống ở vùng sa mạc hẻo lánh của nước Úc. Chúng có vẻ ngoài đáng sợ nhưng hoàn toàn vô hại. Một trong những điểm đặc biệt lạ của chúng là khả năng uống nước qua da. Chỉ cần thằn lằn Moloch đặt da bàn chân trên vũng nước thì một mạng lưới các kênh trong cơ thế chúng sẽ đưa nước đi lên đến miệng như những ống hút nhỏ.
Chim thiên đường
Chim thiên đường Cicinnurus respublica ở New Guinea
Loài chim thiên đường Cicinnurus respublica là loài được biết đến với bộ lông tuyệt đẹp bao gồm có chiếc vương miệng màu xanh ngọc lam trên đầu, phần ngực có màu xanh ngọc bích và lông đuôi xoắn ốc bên ngoài trông như bộ ria mép của thuyền trưởng Hook. Đến mùa giao phối, những con đực sẽ chuẩn bị các màn khoe bộ cánh ấn tượng và những vũ khúc đặc biệt để thu hút bạn tình.
Hiện nay loài quý hiếm này chỉ sống trên hai hòn đảo nhỏ là đảo Waigeo và Batanta, nằm trong chuỗi Raja Ampat, thuộc hòn đảo ngoài Tây Papua, một tỉnh Indonesia ở New Guinea.
Tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới
Tắc kè hoa Brookesia Micra ở Madagascar
Đây là loài tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới và chỉ mới được phát hiện độc quyền trên một hòn đảo nhỏ xíu có tên Nosy Hare, nằm ở ngoài khơi phía bắc Madagascar.
Tắc kè Brookesia Micra trưởng thành có độ dài tối đa khoảng 30mm. Chúng sống giữa những đống lá cây trong khe nứt của các tảng đá trên đảo.
Kỳ nhông mù Texas chuyên sống ở nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng
Một trong những loài lưỡng cư quý hiếm và đặc biệt là kỳ nhông mù Texas (Tên khoa học Eurycea rathbuni). Chúng sống trong các hang động tối tăm và ngập nước kết nối với Edwards Aquifer ở vùng Hays County, Texas. Chúng không có mắt và có vây ngoài hình chiếc lá nhô ra từ cổ.
Mặt dù không nhìn thấy đường nhưng các giác quan của chúng rất nhạy cảm, chúng lang thang dưới nước săn bắt những loài ốc nhỏ, tôm và động vật thủy sinh bằng cách cảm nhận sóng áp lực trong nước.
Sứa vàng
Loài sứa vàng di chuyển cùng với ánh mặt trời
Hồ nước Palau nằm trên hòn đảo Eil Malk trong chuỗi các hòn đảo xa xôi của Thái Bình Dương là nơi ở duy nhất của loài sứa vàng (Tên khoa học Mastigias papua etpisoni). Tách biệt với đại dương qua hàng triệu năm, loài sứa vàng này không có nọc độc và cộng sinh với loài tảo sống trong mô của chúng.
Loài sứa vàng này ăn các sinh vật phù du, ấu trùng cá và đặc biệt sống phụ thuộc vào loài tảo thông qua quá trình quang hợp. Chúng di chuyển theo ánh sang mặt trời mỗi ngày ở trong hồ.
Chuột túi cây
Loài chuột túi Dendrolagus ở New Guinea
Chuột túi cây (Tên khoa học Dendrolagus matshiei) được tìm thấy trong rừng mây trên đảo Huon Peninsula ở Papua New Guinea. Chúng có chiếc túi màu nâu, bàn chân vòng, thân và đuôi thích nghi với việc leo trèo trên những ngọn cây và ăn lá cây.
Cũng như các loài chuột túi khác, con cái Matschie cũng mang và nuôi con trong chiếc túi của nó.
Ếch phi tiêu độc chuyên sống trên bán đảo Costa Rica
Bán đảo Costa Rica là ngôi nhà chung của gần một nửa các loài động thực vật của đất nước. Một trong những loài chỉ tìm thấy được ở đây là loài Ếch phi tiêu độc (Tên khoa học Phyllobates vittatus). Trên lưng của chúng có đường sọc màu đỏ kéo dài xuống hai bên. Chúng nuôi dưỡng một loài độc thần kinh trên da, có khả năng gây co giật và tê liệt.
Khỉ đầu chó Gelalda trên cao nguyên Ethiopia
Khỉ đầu chó Gelada (Tên khoa học Theropithecus gelada) là loài linh trưởng sống trên vùng cao nguyên Ethiopia. Con đực thường có chiếc bờm sang màu vàng. Con cái và con đực đều có phần da ngực màu đỏ hình tam giác. Chúng hoạt động phần lớn vào ban ngày ở các cánh đồng cỏ để tìm thức ăn. Ban đêm, khỉ Gelada trèo lên các vách đá để ngủ.
Cự đà đất hồng
Cự đà đất hồng đặc biệt ở Galapagos
Quần đảo Galapagos là nơi nổi tiếng với những loài vật đặc hữu phong phú. Một trong số đó là loại cự đà đất hồng (Tên khoa học Conolophus marthae), được tiến hóa từ loài cự đà đất khác vào 5,7 triệu năm trước đây. Chúng sống trong khu vực có diện tích khoảng 25m2 trên đỉnh Wolf Volcano ở bán đảo Isabela. Cách nhà nghiên cứu cho rằng cự đà hồng này đang có nguy cơ tuyêt chủng do sự đe dọa nghiêm trọng từ loài mèo hoang.
Loài cóc sỏi ở cao nguyên Venezuela.
Trên cao nguyên Venezuela, các đỉnh núi cao chót vót được gọi với cái tên ngọn tepuis được xem là “quần đảo trên bầu trời” vì sự cô lập của nó giữa những đám mây. Đây là nơi sinh sống của loài cóc sỏi (Tên khoa học Oreophrynella nigra). Chúng là loài cóc nhỏ thô nhám và có kỹ thuật trốn thoát kỳ lạ. Khi săn đuổi nhện hoặc những con mồi khác, chúng thường cuộn tròn thành quả bóng và lăn xuống dốc, trông chúng lúc đó giống như một hòn đá.
Tiểu Vi (theo Discovery)