Hai nhà khoa học Trung Quốc hiến kế đối phó trừng phạt chip của Mỹ
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 10:36, 21/02/2023
Theo hai nhà khoa học, Trung Quốc nên tích lũy lượng lớn bằng sáng chế sẽ chi phối hoạt động sản xuất chip thế hệ tiếp theo - từ vật liệu mới đến kỹ thuật mới. Làm vậy góp phần thúc đẩy tham vọng phát triển ngành bán dẫn, đem lại cho Trung Quốc sức mạnh đẩy lùi trừng phạt Mỹ.
Hai nhà khoa học nhận định nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu, linh kiện lẫn quy trình sản xuất mang tính đột phá sẽ giúp các công ty sản xuất chip Trung Quốc xây dựng danh mục bằng sáng chế công nghệ quan trọng (thiết bị cùng kỹ thuật thiết yếu mà Mỹ đang nắm quyền kiểm soát). Họ cũng chỉ ra một số thách thức với ngành chip Trung Quốc trong đó có tình trạng thiếu nhân tài, thiếu kinh phí cho nghiên cứu cơ bản.
CAS là đơn vị có sức ảnh hưởng chuyên tư vấn cho giới hoạch định chính sách Trung Quốc. Tiến sĩ Lý là chuyên gia vật lý bán dẫn hiện đang giữ chức Phó chủ nhiệm CAS, còn tiến sĩ Lạc làm việc cho bộ phận nghiên cứu chip.
Kế hoạch của hai nhà khoa học Lý và Lạc đem lại cái nhìn hiếm hoi về việc Trung Quốc suy nghĩ tìm hướng đối phó loạt trừng phạt của Mỹ. Giới chức Trung Quốc lâu nay không cung cấp thông tin gì chuyện này, tuy nhiên một số nhân vật lãnh đạo - trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình - từng nhiều lần kêu gọi phải hiện đại hóa và khắc phục điểm yếu trong chuỗi cung ứng chip nội địa, giành chiến thắng trong nỗ lực phát triển công nghệ thiết yếu.
Mỹ đã ban hành hàng loạt hạn chế ở lĩnh vực công nghệ với Trung Quốc từ năm 2020 lúc Tổng thống Donald Trum nắm quyền. Người kế nhiệm Joe Biden tiếp tục đặt ra nhiều hạn chế nữa nhằm ngăn chặn xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến cho Trung Quốc.
Không chỉ đơn phương áp đặt hạn chế, Mỹ còn thành công thuyết phục Hà Lan và Nhật Bản (hai quốc gia giữ vai trò quan trọng trong cung ứng thiết bị sản xuất chip) tham gia nỗ lực kiềm tỏa Trung Quốc.