Đột quỵ - Chần chừ 1 giây, chậm 1 đời

Thông tin Y học - Ngày đăng : 08:17, 01/05/2023

Trong đột quỵ có hai vấn đề quan trọng cần ghi nhớ. Một là, nếu chẳng may bị đột quỵ, đừng chần chừ, hãy đến bệnh viện ngay, bởi thời gian cứu sống người bệnh được tính bằng phút giây.

Nếu may mắn chưa bị đột quỵ, hãy chủ động phòng ngừa, đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta còn quá trẻ để gặp căn bệnh này.

1. Đột quỵ: 50% tử vong, 90% di chứng nặng nề

Đột quỵ ngày càng gia tăng. Hiện nay, trên thế giới, cứ 4 người sẽ có 1 người nguy cơ bị đột quỵ. Tại Việt Nam, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 200.000 người mỗi năm.

Đột quỵ nguy hiểm ở chỗ xảy đến bất ngờ, nếu mất cảnh giác sẽ không có cơ hội trở tay. Hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng, hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót phải chịu những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động.

a.jpg

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, nếu chẳng may xảy ra đột quỵ, 2 yếu tố tiên quyết để cứu sống người bệnh là sơ cứu đúng cách và đến bệnh viện trong thời gian “vàng” trong 4,5 - 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát dấu hiệu (méo miệng, liệt mặt, nói ngọng, yếu nửa người, xây xẩm, chóng mặt).

Chuyên gia cảnh báo, trong sơ cứu đột quỵ, cần tránh 4 sai lầm trọng yếu. Thứ nhất, KHÔNG để người bệnh nằm ở nhà nghỉ ngơi, chờ đợi cơ thể tự phục hồi. Bởi vì, cứ mỗi phút trôi qua, người bệnh đột quỵ sẽ có thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh chết đi.

Thứ hai, KHÔNG cho bệnh nhân ăn uống, bao gồm cả thuốc. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ thường bị khó thở, rối loạn nuốt, ăn uống trong lúc này có thẻ gây sặc, nghẹn, suy hô hấp nhanh hơn.

Thứ ba, KHÔNG cạo gió, KHÔNG chích máu 10 đầu ngón tay. Các phương pháp này chưa được chứng minh hiệu quả trong điều trị đột quỵ, ngược lại còn gây chậm trễ, rút ngắn cơ hội sống còn của người bệnh.

2. 20 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga cho hay: “Đột quỵ vốn dĩ khá phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng nay có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, tỷ lệ người trẻ và người trung niên 40-45 tuổi chiếm khoảng 1/3 các trường hợp bị đột quỵ. Mỗi năm, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2%.

Đáng lo là, tỷ lệ mắc đột quỵ ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới và 1/3 trường hợp xảy ra ở những người đang trong giai đoạn sung sức lao động, vừa qua ngưỡng 40 tuổi”.

a(1).jpg
Cholesterol máu cao là một trong những yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch và gây ra đột quỵ

Thực tế, có khoảng hơn 20 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Trong đó, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu là những nguyên nhân quan trọng hàng đầu đưa đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ còn thường “đánh” vào nam giới nhiều hơn vì các yếu tố như nghiện rượu bia, hút thuốc lá, mắc các bệnh tim mạch, căng thẳng tâm lý, ít vận động và thức khuya… Người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng dễ bị đột quỵ.

3. 90% các trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa

Người đột quỵ nằm xuống, gia đình lao đao, y bác sĩ quay cuồng giữ bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử. Vì vậy, thay vì lo sợ đột quỵ xảy ra, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa.

Ít ai biết rằng, khoảng 90% đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rung nhĩ… Để làm được điều đó, BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga khuyến cáo, cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của thầy thuốc, dùng thuốc đúng và đủ, không tự ý ngưng thuốc.

“Song song đó, cần thay đổi thói quen, xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, tăng cường rau xanh, giảm mỡ béo, đồ chiên xào, kiểm soát cân nặng và tránh căng thẳng, làm việc quá sức” - chuyên gia nhấn mạnh.

e.png

Bên cạnh việc theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ cũng như thực hiện các biện pháp đã nói trên, chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ có thành phần chính nattokinase.

Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đã khẳng định nattokinase không những có khả năng tiêu sợi huyết, chống hình thành huyết khối mà còn giúp hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid, chống kết tập tiểu cầu... Do vậy mà enzym nattokinase trở thành một trong những ứng cử viên tiềm năng để phát triển thành một loại thuốc phòng và điều trị cho người bệnh.

Tại Việt Nam, hiện nay chỉ duy nhất bộ 3 sản phẩm NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice từ Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có chứng nhận JNKA trên sản phẩm. Đây là dấu mộc bảo chứng cho nguồn gốc nattokinase về chất lượng, an toàn của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản - nơi quản lý 90% nattokinase trên thế giới.

Phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông

Sản phẩm NattoEnzym có 3 phiên bản: NattoEnzym hàm lượng 670FU nattokinase/ viên, NattoEnzym hàm lượng 1000FU nattokinase/viên và NattoEnzym Red rice bổ sung men gạo đỏ.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ tăng tuần hoàn và giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym 1000 - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

- TPBVSK viên nang "NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.

NattoEnzym dùng hiệu quả cao cho người bị huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và người có nguy cơ bị huyết khối.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.

Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: 02713.891433.

Xem thêm tại: https://nattoenzym.dhgpharma.com.vn/

Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính.

Giấy phép quảng cáo số 2097/2020/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

H.V