ASEAN tăng cường dùng tiền tệ nội khối trong giao dịch, giảm phụ thuộc USD
Chuyển động - Ngày đăng : 10:30, 13/05/2023
USD chi phối thương mại toàn cầu suốt nhiều thập kỷ, không chỉ vì Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn vì hầu hết hàng hóa kể cả dầu mỏ đều được định giá bằng đồng bạc xanh. Tuy nhiên “tình yêu” dành cho tiền tệ này sụt giảm khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất khiến các ngân hàng trung ương phải tiến hành điều chỉnh tương ứng để kiềm hãm đã mất giá của nội tệ.
Hiện tại USD vẫn chiếm ưu thế trong dự trữ ngoại hối toàn cầu – trong quý 4.2022 giữ tỷ lệ 58%. Euro đứng thứ hai với 20%.
Thông qua sáng kiến giao dịch bằng tiền tệ nội khối, ASEAN hy vọng thương mại nội khối, kết nối tài chính, năng lực phục hồi tài chính và chuỗi giá trị khu vực đều sẽ được nâng cao. Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên thời gian tới tập trung xây dựng Khuôn khổ Giao dịch bằng tiền tệ nội khối để triển khai kế hoạch LCT.
Ngoài chính sách tăng lãi suất của Fed, ASEAN cũng lo ngại về vai trò của USD trong trừng phạt Mỹ ban hành. Một năm qua Mỹ cùng châu Âu đóng băng gần 300 tỉ USD dự trữ ngoại hối của Nga và loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Loạt trừng phạt này buộc ASEAN phải giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa tiền tệ dự trữ. Các nước thành viên cũng lo ngại trở thành Mỹ sử dụng sức mạnh đồng bạc xanh trừng phạt họ trong tương lai.
Hệ thống QR thanh toán khu vực
Một sáng kiến nhằm cải thiện năng lực kết nối thanh toán khu vực là mã QR dùng được tại tất cả quốc gia.
Các ngân hàng trung ương Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đều đã sử dụng hệ thống thanh toán QR không tiếp xúc cho hàng hóa và dịch vụ của nhau. Một giao dịch tại Thái có thể dùng ứng dụng Indonesia thanh toán thông qua trao đổi trực tiếp giữa đồng rupiah với đồng baht , bỏ qua USD. Họ khuyến khích mở rộng mô hình này đến nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng nội khối hơn nữa.
Hệ thống QR thanh toán khu vực dự kiến được triển khai từ tháng 9.2023.