Phát hiện hóa thạch tổ tiên của loài rùa
Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 15:55, 23/08/2018
Theo Phys, đặc điểm của của một con rùa hiện đại khá đơn giản, nó có mai và miệng không có răng. Tuy nhiên, hóa thạch 228 triệu năm tuổi được cho là tổ tiên của loài này cho thấy nó có một cái miệng không có răng và không có mai.
Dù vậy, thân hình của con rùa 228 triệu năm tuổi này cho thấy nó khá giống những con rùa hiện đại khi thân nó mang dáng hình như một chiếc đĩa.
Olivier Rieppel, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Field Chicago (Mỹ) cho hay con rùa cổ đại này có thân mình dài tới 1,8 mét, giống như một cái đĩa và đuôi rất dài. Mỏ của nó không có răng giống hệt những loài rùa ngày nay.
"Nó có thể sống trong vùng nước nông và đào bùn để kiếm ăn", ông Olivier Rieppel nói với Nature.
Loài mới này được đặt tên là Eorhynchochelys sinensis, để khẳng định nó là tổ tiên của các loài rùa hiện đại và vinh danh tác giả chính của nghiên cứu là ông Li Chun, thuộc Viện Cổ sinh vật học và cổ nhân loại học của Trung Quốc.
Eorhynchochelys không phải là tổ tiên duy nhất mà các nhà khoa học tìm thấy, họ từng tìm thấy một loài rùa có mai nhưng không có mỏ (miệng không có răng).
Nguồn gốc của loài rùa là một vấn đề chưa được giải quyết bởi các nhà cổ sinh vật học trong nhiều thập niên. Bây giờ với Eorhynchochelys, thì hướng tiến hóa của loài này trở nên rõ ràng hơn nhiều", ông Rieppel nói.
Eorhynchochelys và những tổ tiên rùa có mai nhưng không có mỏ khác đã giúp làm rõ hơn quá trình tiến hóa của các loài rùa hiện đại. Khi chúng đã lai với nhau nhiều đời để tạo ra các giống rùa khác nhau, một số chỉ có mỏ, số khác có mai và cuối cùng là đột biến di truyền tạo ra cả hai đặc điểm này trong cùng một con vật. Nói chung thì tiến trình tiến hóa của loài rùa phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều và những đặc điểm mà loài này có ngày nay đã trải qua một một quá trình chọn lọc tự nhiên cẩn thận.
Ái Vi (theo Phys)