Tế bào gốc trong tủy sống quyết định khả năng mọc đuôi mới của kỳ nhông

Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 06:19, 22/08/2018

Theo tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà sinh vật học vừa lý giải được tại sao đuôi mới của kỳ nhông (salamander) rất giống với cái đuôi cũ, còn đuôi mới của loài thằn lằn (lizard) thì không hoàn chỉnh.
Tế bào gốc trong tủy sống của kỳ nhông có tính vạn năng hơn nên nó có thể tái sinh đuôi mới hoàn chỉnh giống như đuôi cũ - Ảnh: Getty Images

Hóa ra toàn bộ vấn đề là ở các tế bào gốc khác nhau trong tủy sống của động vật.

Trong cơ thể một số động vật có những tế bào gốc đặc biệt trở thành một phần của một mô chức năng cụ thể, nhưng có thể biến hóa thành các loại tế bào khác. Những tế bào gốc khác nhau thì có những khả năng khác nhau: một số chỉ có thể sản sinh ra một số hạn chế các loại tế bào khác, còn những tế bào gốc khác, chẳng hạn như tế bào gốc phôi thì có thể trở thành bất kỳ tế bào.

Chính hoạt tính của tế bào gốc giúp giải thích khả năng tái sinh tuyệt vời ở những loài động vật như sứa vùng biển Caribê axolotl, kỳ nhông, thằn lằn. Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã quyết định tìm hiểu lý do tại sao thằn lằn và kỳ nhông phát triển đuôi mới của chúng theo những cách khác nhau.

Hóa ra tế bào gốc trong tủy sống của kỳ nhông có tính vạn năng hơn: loại tế bào gốc này có thể biến thành tế bào thần kinh. Trong khi đó, các tế bào tương tự ở thằn lằn bị mất một số khả năng và chỉ có thể trở thành các tế bào của sụn và da, không thể làm phát sinh các mô thần kinh.

Vũ Trung Hương