Phát hiện tổ tiên loài cá voi, có 4 chân, dài 42,6m

Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 14:29, 05/04/2019

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch của tổ tiên loài cá voi, có 4 chân, có thể đi bộ trên mặt đất.
Hình ảnh mô phỏng tổ tiên của loài cá voi có 4 chân - Ảnh: The Guardian

Một con cá voi 4 chân với móng vuốt đã được phát hiện, cung cấp những hiểu biết mới cho chúng ta về cách mà tổ tiên của động vật có vú lớn nhất Trái đất thực hiện quá trình chuyển đổi nơi sống từ đất liền ra biển.

Hóa thạch khổng lồ dài 42,6m, được phát hiện trong các trầm tích biển dọc bờ biển Peru, cho thấy tổ tiên loài cá voi có thể là loài lưỡng cư, vừa sống dưới nước vừa sống trên bờ. 4 chân của loài vật cổ đại này dài đến 4m, cho phép chúng cho thể đi bộ trên đất liền.

Các đặc điểm giải phẫu khác, gồm đuôi to và chân có màng tương tự như rái cá cho thấy loài cá voi cổ đại này cũng là một vận động viên bơi lội mạnh mẽ.

"Cá voi là ví dụ điển hình của sự tiến hóa", ông Travis Park, một chuyên gia về cá voi cổ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, người không tham gia vào nghiên cứu mới nhất này cho biết.

"Chúng đã tiến hóa từ động vật có vú nhỏ đến cá voi xanh chúng ta có ngày hôm nay. Thật thú vị khi thấy cách chúng chinh phục các đại dương".

Tổ tiên cá voi già và nhỏ hơn với bốn chi đã được phát hiện trước đó, nhưng mẫu vật mới nhất lấp đầy khoảng trống quan trọng về kiến thức về cách các sinh vật tiến hóa và lan rộng khắp các đại dương trên thế giới.

"Các ví dụ khác hiện có là những mẫu vật ít hoàn thiện hơn. Chúng tôi không có một dấu hiệu rõ ràng về khả năng bơi lội và đi bộ của chúng", ông Oliv Olivier Lambert, một nhà khoa học tại Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Mẫu vật mới nhất này chứng minh rằng cá voi sớm có thể bơi trong nhiều ngày hoặc có thể vài tuần một lần trong khi vẫn giữ được khả năng di chuyển trên đất liền.

"Mặc dù nó có thể bơi trong nước mà không có vấn đề gì, nó vẫn có móng guốc nhỏ trên ngón tay và ngón chân", ông Park nói. "Loài cá voi sẽ có khả năng di chuyển trên đất liền mạnh hơn so với hải cẩu".

Hàm răng sắc nhọn và mõm dài cho thấy những con cá voi đầu tiên có thể đã ăn cá hoặc động vật giáp xác.

Hóa thạch này được khai quật vào năm 2011 bởi một nhóm khoa học quốc tế, bao gồm các thành viên từ Peru, Pháp, Ý, Hà Lan và Bỉ. Kể từ đó, nó được đặt tên là Peregocetus pacificus.

Theo ông Lambert, ban đầu có khả năng cá voi sẽ phải quay trở lại đất liền vì một số hoạt động nhất định như giao phối và sinh con. Loài cá voi hoàn toàn sống dưới nước đầu tiên được phát hiện có niên đại khoảng 41 triệu đến 35 triệu năm trước, lấp đầy một hốc sinh thái bị bỏ trống khi loài bò sát biển cuối cùng - cùng với khủng long - đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm.

Thiên Hà (theo Guardian)