Kỳ 97: Hàng quán cà phê – Trung tâm văn hoá nghệ thuật

Văn hóa - Ngày đăng : 07:40, 19/07/2023

Với bầu không khí tư duy tự do và diễn ngôn cởi mở, hàng quán cà phê trở thành trung tâm văn hóa, nơi kết nối và thúc đẩy hoạt động sáng tạo nghệ thuật, định hình nền văn minh vĩ đại của nhân loại.
hinh-bia-ky-97-thanh-nien.jpg

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình

cũng làm được làm tốt hơn!

Không gian văn hóa lưu giữ nghệ thuật truyền thống Ottoman

Sau khi được người Ethiopia phát hiện vào thế kỷ 9, thế kỷ 15 cà phê nhanh chóng được ưa chuộng trong thế giới Hồi giáo, giúp mang lại sự tỉnh táo, kích thích sáng tạo và củng cố đức tin. Cà phê trở thành phương tiện giao tiếp và giữ một vị trí quan trọng trong xã hội Ottoman.

Trong giai đoạn phát triển cực thịnh của đế chế Ottoman, thế kỷ 16, quán cà phê đầu tiên đã được ra đời tại Istanbul. Không chỉ là nơi thưởng thức cà phê, hàng quán cà phê hoạt động như những không gian văn hóa, được gọi tên “Mekteb-i ‘irfan” - trường học tri thức. Nơi đây, mọi người, không phân biệt dân tộc, giai cấp, ngành nghề cùng nhau chơi cờ, trao đổi ý kiến tự do và cởi mở. Đặc biệt, cùng những kiến thức về đời sống xã hội, giáo dục, chính trị… được chia sẻ, hàng quán cà phê là trung tâm văn hóa tác động lớn đến đời sống văn học, thơ ca, hội họa của người Ottoman.

Được ví như những nhà hát kịch giúp lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Ottoman, các hình thức nghệ thuật sân khấu truyền thống như: Karagöz (kịch rối bóng), Meddah (kể chuyện và bắt chước), kịch truyền thống Orta, âm nhạc dân gian Âşıklık… đều được tổ chức trong quán cà phê. Người nghệ sĩ trình diễn, người dân sẽ tụ tập xem trong khi uống cà phê. Các tiết mục thường được lấy cảm hứng từ thơ ca, câu đối, truyện dân gian, chủ đề cuộc sống hoặc ngẫu hứng sáng tạo và đấu khẩu trực tiếp giữa các nghệ sĩ khác.

ky-97-hinh-01.jpg

Bầu không khí cởi mở, thúc đẩy tự do ngôn luận trong hàng quán cà phê đã tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật Ottoman phát triển mạnh mẽ. Vô số câu thơ, bài hát, tranh vẽ được sáng tác để mô tả cảm xúc của người thưởng thức và bản sắc văn hóa cà phê đã được ra đời. Những nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ dân gian cũng sử dụng hàng quán cà phê làm nơi trưng bày những tác phẩm thơ ca, hội họa, mỹ nghệ thủ công của họ. Những hoạt động văn hóa này đã làm tăng thêm giá trị của hàng quán cà phê Ottoman, thực sự là trung tâm tôn vinh sự đa dạng văn hóa, thúc đẩy sức sáng tạo của con người.

Trung tâm thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật châu Âu

Từ thế kỷ 17, cà phê và hàng quán cà phê du nhập vào châu Âu, trở thành trung tâm của đời sống xã hội và trí tuệ nơi đây. Trong khi cà phê được tôn vinh là thần dược sáng tạo thì hàng quán cà phê tiếp tục không chỉ là lúc và nơi thấu hưởng hương vị đặc biệt đến từ loại hạt có một không hai, mà còn là trung tâm biểu tượng cho sự đổi mới và phong trào văn hóa nghệ thuật.

Xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ 17 tại Pháp, hàng quán cà phê châu Âu nhanh chóng mở rộng đến Ý, Vienna (Áo) từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, và đặc biệt được yêu thích bởi không khí tư duy tự do, diễn ngôn cởi mở, đầy sống động. Nơi đây, cung cấp nền tảng để tất cả quan điểm, lĩnh vực kiến thức, đến những sáng kiến, cải cách vĩ đại được phổ biến, chia sẻ, từ đó thúc đẩy những ý tưởng mới ra đời, đóng góp vào sự phát triển xã hội văn minh, tiến bộ. Các trí thức đến đây gặp gỡ thảo luận về các vấn đề thời sự, những nghệ sĩ, nhà văn tụ tập trao đổi kinh nghiệm, ý tưởng và sáng tạo các kiệt tác nghệ thuật. Từ đó, khái niệm quán cà phê văn học cũng được ra đời, hàng quán cà phê trở thành trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng.

Đến cuối thế kỷ 18, các quán cà phê ở Montmartre, Pháp là cái nôi vang danh nghệ thuật hội họa Tây Âu, được những danh họa Van Gogh, Picasso, Toulouse Lautrec, Modigliani, Pissarro… chọn làm nơi ngụ cư. Đồng thời, giới thi nhân cũng biến hàng quán cà phê nơi đây thành “trụ sở hoạt động” của nhóm các “Nhà thơ Montmartre”. Trong đó, La Closerie Des Lilas là điểm hẹn của những tên tuổi lớn trên văn đàn và thi họa Hemingway, Henry Miller, Guillaume Apollinaire, Paul Fort, Paul Cézanne… với những buổi “bình luận văn chương, văn nghệ và văn hóa” vào mỗi thứ ba hàng tuần… Café de Flore là nơi André Breton, Louis Aragon, Philippe Soupault trao đổi, phát triển Chủ nghĩa Siêu thực cùng phong trào văn học nghệ thuật Dadaism, và là nơi gặp gỡ của những người theo đuổi Chủ nghĩa Hiện sinh.

ky-97-hinh-02.jpg

Tại Ý, trong suốt nhiều thế kỷ, hàng quán cà phê trở thành nơi chốn chuyển tải đặc sắc khí quyển văn hóa và nhất là nền văn minh lâu đời của Ý. Những tài danh nghệ thuật, thơ ca, hội họa, giới tri thức khai sáng như Giuseppe Garibaldi (anh hùng dân tộc Ý), Ugo Foscolo (một trong những tác gia đại diện Chủ nghĩa Lãng mạn Ý), Pietro Verri (nhà sáng lập trường phái Khai sáng Milan)… cũng quy tụ tại quán cà phê, để chia sẻ khát vọng tái tạo lại sự huy hoàng của một dân tộc từng là trung tâm của những nền văn minh tiêu biểu.

Trong khi đó, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa Vienna, Café Griensteidl, Café Central, Café Herrenhof, Café Hawelka… là nơi trú ngụ và gặp gỡ thường xuyên của các giới trí thức sáng tạo. Khoảng năm 1890, Café Griensteidl trở thành địa điểm gặp gỡ thường xuyên của một nhóm nhân vật văn học có tên là "Jung Wien" (Viên trẻ), như Hugo von Hofmannsthal, Karl Kraus và Arthur Schnitzler … để trao đổi, viết lách. Café Museum là điểm tụ họp quen thuộc của các kiến trúc sư, họa sĩ lừng danh Gustav Klimt, Egon Schiele, Oskar Kokoschka, Adolf Loos… Café Frauenhuber là nơi Wolfgang Amadeus Mozart gặp nhà soạn nhạc Joseph Haydn, Ludwig van Beethoven và những nhà soạn nhạc Baroque.

Không chỉ thúc đẩy tư duy, hàng quán cà phê còn là nơi sáng tác, đồng thời là chủ đề sáng tạo của giới văn nhân, nghệ sỹ. Trong vòng gần 100 năm, từ nửa cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, Vienna đã hình thành một lớp văn nhân lớn mạnh gọi là “Caféinomane/ Coffee Addict” – người nghiện cà phê. Thuật ngữ này được hiểu theo ý nếu không có cà phê và hàng quán cà phê, thì không chắc có một lượng lớn tác phẩm của những danh tài ấy.

Vô số các tác phẩm nghệ thuật đã được tạo nên từ hàng quán cà phê, như quán Café Central là nơi Peter Altenberg sáng tác bài thơ “Hãy đến quán cà phê”; Café Hawelka truyền cảm hứng cho bài hát “Jo schau” nổi tiếng nhất của nhạc sĩ người Áo Georg Danzer Jo… Nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart viết liên tục 3 tác phẩm trong vòng 3 giờ ngồi ở quán cà phê Vienna. Đồng thời, phần lớn những tuyệt tác bất hủ của Mozart như “The Marriage of Figaro”, “Don Giovanni”, “Die Zauberflote”,… đều được sáng tác trong những năm sống ở Vienna. Vincent Van Gogh đánh dấu sự phát triển đỉnh cao về nghệ thuật sử dụng màu sắc tương phản để tạo hiệu ứng thị giác trong sự nghiệp của mình với hai bức họa nổi tiếng “Café Terrace at Night” và “The Night Café” được vẽ tại quán cà phê.

Nhiều tác phẩm hội họa đặt nền móng cho sự khởi đầu nghệ thuật hiện đại lấy hàng quán cà phê làm bối cảnh, như bức họa “At Cafe Guerbois”, “The Café-Concert” của Édouard Manet; “Dans un Café” và “Women on the Terrace of a Coffeehouse” của Edgar Degas; “Terrace of a Cafe on Montmartre” của Vincent Van Gogh…

ky-97-hinh-03.jpg

Bầu không khí sôi nổi và cởi mở cũng biến hàng quán cà phê trở thành địa điểm lý tưởng thử nghiệm những đổi mới nghệ thuật và phổ truyền các giá trị văn hóa đến gần hơn công chúng.

Đầu thế kỷ 18, tại Leipzig (Đức), hội âm nhạc Collegium Musicum thường xuyên biểu diễn những buổi hòa nhạc và thảo luận nhạc lý tại Zimmermann Café. Từ những buổi bàn bạc, trau dồi, Collegium Musicum đã tạo ra phong cách âm nhạc hoàn toàn mới, đưa âm nhạc cuối thời kỳ Baroque đạt đến đỉnh cao. Tại Vienna, loại hình quán cà phê hòa nhạc phát triển vào cuối thế kỷ 18, vừa là nơi gặp gỡ, sáng tạo vừa là sân khấu trình diễn, chia sẻ tác phẩm của những tài danh âm nhạc thế giới. Những quán cà phê hòa nhạc tiêu biểu như Café Jüngling, Zweites Kaffeehaus, Drittes Kaffeehaus, Erstes Kaffeehaus… đã góp phần đưa Vienna lừng vang là thủ đô của âm nhạc cổ điển châu Âu.

Đặc biệt, với giới họa sĩ, hàng quán cà phê trở thành không gian lý tưởng để tự do tổ chức các buổi trưng bày. Quán cà phê La Rotonde, Pháp là không gian triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của danh họa Pablo Picasso, Alexandre Jacovleff, Federico Cantú Garza… Trong khi đó, Café Guerbois là nơi các họa sĩ lần đầu tiên thảo luận về một cuộc triển lãm độc lập đầu tiên của Trường phái Ấn tượng vào năm 1874.

Riêng đối với Ý, hàng quán cà phê là không gian trưng bày tác phẩm văn học, hội họa, điêu khắc được sắp xếp theo diễn trình lịch sử… nhằm tái hiện hào quang những nền văn minh trong hàng thế kỷ. Tiêu biểu, quán Caffè Florian nơi thường xuyên tổ chức Venice Art Biennale, một trong những triển lãm quốc tế quan trọng và uy tín nhất về nghệ thuật đương đại trên thế giới. Caffè Pedrocchi được xem là “Viện hàn lâm tư nhân” thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề về lịch sử văn hóa nghệ thuật của Ý và Tây Âu. Antico Caffè Greco với hơn 300 tác phẩm hội họa cổ điển lẫn hiện đại, được ví như một không gian triển lãm nghệ thuật tư nhân lớn nhất, và là “một loại đền thờ nghệ thuật đặc biệt” theo nhà sử học văn hóa người Đức Friedrich Noack (1858 – 1930). Caffè Museo Atelier Canova Tadolini là một Bảo tàng với bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc hiện thân của ký ức hàng thế kỷ của Venice.

ky-97-hinh-04.jpg

Tại Việt Nam, từ những nghiên cứu chuyên sâu về cà phê, Trung Nguyên Legend đã xây dựng các mô hình thưởng lãm cà phê khác biệt – đặc biệt – duy nhất theo định vị là không gian sáng tạo, không gian văn hóa như Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee, Bảo tàng Thế giới Cà Phê. Cùng Tủ sách nền tảng đổi đời với hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn, nhiều hoạt động giao lưu, tôn vinh những giá trị tri thức, văn hóa, nghệ thuật… thường xuyên được tổ chức với sự đồng hành của giới trí thức đã đưa hệ thống không gian Trung Nguyên Legend “trở thành những “trung tâm xã hội” quan trọng” theo đánh giá của Financial Times và là “không gian văn hóa sáng tạo” theo British Council.

Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao

picture1.png

Đón đọc kỳ sau: Cà phê – Sáng tạo thay đổi ngành điện ảnh

T.N.L