Nồng độ đường huyết máu cao khiến bệnh cúm và COVID-19 trầm trọng
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 06:03, 18/04/2020
Họ đã chứng minh được hậu quả này bằng các thử nghiệm trên loài gặm nhấm. Thêm vào đó, các bác sĩ cho biết bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm coronavirus và cúm đối phó với bệnh tồi tệ hơn so với những những người không có vấn đề về điều tiết đường.
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các nhân viên y tế và các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có xu hướng có kết quả tồi tệ hơn so với những người không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào. Điều tương tự cũng đúng với bệnh nhân bị nhiễm cúm.
Theo họ, khi vi rút cúm hoặc hay vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch phản ứng bằng cách gửi các tế bào miễn dịch tới nơi nhiễm để chống lại mầm bệnh. Trong khuôn khổ của phản ứng này, các cytokine, phân tử tín hiệu bảo đảm liên kết tế bào, được giải phóng. Đôi khi, có quá nhiều cytokine được tạo ra, gây ra cơn bão cytokineb (cytokine storm), tổn thương phổi và thậm chí tử vong. Và ở đây nồng độ đường trong máu đóng một vai trò quan trọng.
Các nhà khoa học đã tiêm sacarit cho những con chuột bị gây nhiễm cúm. Họ muốn hiểu liệu điều này có làm tăng nguy cơ phát triển một cơn bão cytokine hay không. Và tiêm sacarit thực sự làm tăng rủi ro. Họ cũng phân tích mẫu máu lấy từ 119 bệnh nhân bị cúm và lấy cả mẫu của những người khỏe mạnh để đối chứng. Các chuyên gia đã quan tâm đến 2 chỉ số: mức độ của cytokine và nồng độ đường trong máu. Hóa ra, những bệnh nhân với nồng độ đường huyết cao có nhiều nguy cơ phải phải đối mặt với cơn bão cytokine hơn và có kết quả ít thuận lợi hơn khi nhiễm cúm.
Các nhà khoa học khẳng định rằng các kết luận này cũng đúng với trường hợp mắc vi rút SARS-CoV-2. Họ cho rằng phát hiện này lý giải tại sao bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ gặp bão cytokine và có kết cục tồi tệ hơn nếu nhiễm trùng cúm và có thể cả COVID-19.
Vũ Trung Hương