Dùng AI phát hiện gần nghìn tàu cá Trung Quốc trên vùng biển Triều Tiên
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 17:00, 26/07/2020
Một nghiên cứu được công bố vào ngày 22.7 trên tạp chí khoa học Science Advances cho biết, nhờ vào sự kết hợp dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI), radar và vệ tinh, các nhà khoa học đã phát hiện đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc đang hoạt động ở vùng biển Triều Tiên dù hệ thống định vị theo dõi trên các con tàu bị tắt hoàn toàn.
Chi tiết hơn là có khoảng 900 tàu nguồn gốc từ Trung Quốc (hơn 900 trong năm 2017 và hơn 700 vào năm 2018) có khả năng đã bắt được hơn 160.000 tấn mực, cá hồi, trị giá tới nửa tỉ USD trong hơn 2 năm qua.
"Đánh bắt cá bất hợp pháp đe dọa nguồn cá và hệ sinh thái hàng hải, và cũng có thể gây nguy hiểm cho an ninh lương thực cho ngư dân đang được hành nghề hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế rất khó giám sát vì cái gọi là “hạm đội đen” hay các tàu không xuất hiện trên các hệ thống giám sát hàng hải. Ngay cả khi các tàu đang hoạt động hợp pháp và phát sóng xác định vị trí của họ trên các hệ thống giám sát tàu được ủy quyền bởi quốc gia có chủ quyền với vùng biển đó. Những địa điểm này đôi khi bị ẩn khiến cho công chúng không thấy đã hạn chế tính minh bạch và trách nhiệm của quốc gia đó”, báo cáo của Science Advances viết.
Phát hiện về đội tàu cá của Trung Quốc được công bố trên tạp chí Science Advances - Ảnh: Chụp màn hình
Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Mỹ đã kết hợp 4 công nghệ khác nhau để ghép các thông tin về các đội tàu, một số trong đó có thể hiển thị bằng một công cụ, chúng bao gồm, hệ thống nhận dạng tự động (AIS), hình ảnh radar, hình ảnh hồng ngoại và hình ảnh độ phân giải cao.
AIS là một hệ thống theo dõi, giống như GPS, sử dụng bộ tiếp sóng để gửi vị trí của tàu trên biển. Mặc dù nó cung cấp thông tin di chuyển chi tiết, nhưng chỉ một phần nhỏ các tàu đang sử dụng GPS để phát sóng vị trí mà họ đang an toàn.
“Hầu hết các tàu hoạt động không sử dụng các hệ thống nói trên, có nghĩa là chúng không xuất hiện trong các hệ thống giám sát công cộng, các chỗ phát sóng tương đối không thường xuyên”, ông David Kroosdma, giám đốc nghiên cứu và đổi mới tại Tổ chức câu cá toàn cầu phi lợi nhuận và là đồng tác giả của nghiên cứu nói.
Các nhà khoa học đã phát hiện những tàu phát sóng đều có nguồn gốc từ các cảng Trung Quốc.
Để theo dõi các tàu, dữ liệu AIS này đã được bổ sung hình ảnh radar khẩu độ tổng hợp vệ tinh, hay nói đơn giản hơn là hình ảnh của những chiếc thuyền được chụp từ không gian. Hình ảnh vệ tinh xuyên qua các đám mây và cho phép các nhà nghiên cứu xác định các tàu kim loại lớn, nhưng nó không thường xuyên bao phủ tất cả các đại dương.
Bộ máy đo phóng xạ hình ảnh hồng ngoại có thể nhìn thấy, hay VIIRS cũng được sử dụng, bộ sưu tập này thu thập hình ảnh vệ tinh vào ban đêm trên toàn cầu.
Vị trí các tàu cá đang hoạt động ở vùng biển Triều Tiên được các nhà khoa học công bố - Ảnh:Science Advances
“Nó có thể phát hiện các tàu sử dụng đèn sáng, trong trường hợp này để thu hút cá mực. Tuy nhiên, độ rõ của hình ảnh bị giới hạn bởi các đám mây. Và cuối cùng, trong khi hình ảnh quang học có độ phân giải cao có thể cung cấp xác nhận trực quan về các loại tàu và hoạt động của chúng, nó bị giới hạn bởi các đám mây và thường không có sẵn ở độ phân giải đủ cao hoặc thường xuyên đủ để giám sát các đội tàu đánh cá ở một số vùng biển", báo cáo viết.
Các nhà nghiên cứu đã đào tạo một mạng lưới (convolutional neural network) để xác định các tàu đánh cá đang làm gì, đặc biệt là đối với các tàu nước ngoài. Họ đã dùng mạng lưới này để xác định vị trí của đội tàu, sau đó sử dụng hình ảnh vệ tinh để xác minh thêm các tàu này có phải tàu đánh không, quy mô của đội tàu như thế nào.
Cũng bằng công nghệ nói trên, các nhà nghiên cứu đã xác định có đến 3.000 tàu gỗ thủ công nhỏ được cho là một đội tàu đánh cá của Triều Tiên trong vùng biển Nga năm 2018.
Việc sử dụng nhiều công cụ công nghệ khác nhau đã cho phép các nhà nghiên cứu làm rõ hơn các hoạt động trước đây khuất tầm nhìn cũng như quy mô hoạt động của nó. Theo Global Fishing Watch, bước đột phá này có thể báo hiệu sự khởi đầu của kỷ nguyên mới trong quản lý đại dương để dễ dàng phát hiện các tàu cá bất hợp pháp.
Hàn Quốc có các quy định về việc hạn chế tổng sản lượng đánh bắt mực trong một năm đối với một số loại tàu nhất định, chỉ có tàu nhỏ mới được phép khai thác. Nhưng đội tàu của Trung Quốc có khả năng sử dụng lưới kéo đôi, số lượng tàu lớn hơn và năng lượng chiếu sáng mạnh hơn để khai thác được nhiều hơn.
Nguồn gốc của tàu đánh cá ở vùng biển Triều Tiên - Ảnh: Science Advances
Các nhà nghiên cứu ước tính tổng số ngày đánh bắt của tất cả các tàu nhỏ này đã tăng từ 39.000 vào năm 2015 lên 222.000 vào năm 2018. Nghiên cứu cho biết khoảng 3.000 tàu của Triều Tiên đã đánh bắt chủ yếu ở vùng biển Nga vào năm 2018. Điều này đã dẫn đến việc các tàu của Triều Tiên dạt vào bờ trên bờ biển Nhật Bản, trong các sự cố thường liên quan việc thiếu lương thực.
Các sản phẩm khai thác được báo cáo đã giảm 80% ở vùng biển Hàn Quốc và 82% ở vùng biển Nhật Bản kể từ năm 2003. Các nhà nghiên cứu đã tiếp tục xem xét hoạt động đánh bắt cá kể từ khi nghiên cứu kết thúc. Hoạt động đánh cá năm 2019 cao hơn năm 2018 nhưng thấp hơn một chút so với năm 2017, theo Kroosdma. Mặc dù mùa cao điểm vào tháng 9 và tháng 10, họ đã nhìn thấy gần 450 tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Triều Tiên trong năm nay.
Tiểu Vũ