Năng lượng sạch là động lực tăng trưởng lớn nhất của kinh tế Trung Quốc năm 2023
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:55, 25/01/2024
Năng lượng sạch là động lực tăng trưởng lớn nhất của kinh tế Trung Quốc năm 2023
Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) đặt trụ sở tại Phần Lan xác định các dự án năng lượng sạch là động lực tăng trưởng lớn nhất của kinh tế Trung Quốc năm 2023. Đầu tư mà họ dành cho lĩnh vực này gần bằng tổng đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch của toàn thế giới.
Theo CREA, đầu tư năng lượng sạch chiếm 40% tăng trưởng GDP Trung Quốc năm ngoái. Trung tâm cho biết: “Với tổng mức đầu tư của Trung Quốc chỉ tăng 1,5 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương hơn 1,5 tỉ USD, sự phân tích chỉ ra năng lượng toàn bộ mức tăng trong khi đầu tư cho bất động sản lại giảm sút”.
CREA xem xét đầu tư vào năng lượng mặt trời, xe điện (EV), sử dụng năng lượng hiệu quả, đường sắt, lưu trữ năng lượng, lưới điện, điện gió, điện hạt nhân cùng thủy điện. Những lĩnh vực này nhận tổng cộng 890 tỉ USD, gần bằng tổng đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch của toàn thế giới năm 2023.
“Nếu không có tăng trưởng từ các lĩnh vực năng lượng sạch, Trung Quốc sẽ không đạt được chỉ tiêu đề ra. GDP có thể chỉ tăng 3% thay vì 5,2%. Sự phụ thuộc vào năng lượng sạch để thúc đẩy tăng trưởng và đạt mục tiêu kinh tế trọng yếu đã nâng cao tầm quan trọng về kinh tế lẫn chính trị của các lĩnh vực này, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc”.
Tuy nhiên CREA khuyến cáo Trung Quốc có thể sớm dư thừa năng suất ở lĩnh vực EV cũng như nguy cơ lĩnh vực năng lượng mặt trời, pin cùng một số công nghệ xanh khác đạt giới hạn hấp thụ vốn đầu tư
Giới hoạch định chính sách Trung Quốc nhận thức được rủi ro. Thứ trưởng Công nghiệp Hạnh Quốc Bân nhận xét nhiều doanh nghiệp mù quáng đổ tiền vào năng lượng sạch, ông thông báo Bắc Kinh sẽ hạn chế dự án EV không cần thiết.
Dựa vào trợ cấp nhà nước nhiều năm qua, ngành xe điện Trung Quốc phát triển bùng nổ suốt chục qua. Hãng xe nội địa BYD vừa vượt qua “ông lớn” Tesla về doanh số trong quý trước. Giai đoạn 2014-2022, chính phủ quốc gia tỉ dân này chi hơn 200 tỉ tệ (hơn 28 tỉ USD) trợ cấp và giảm thuế nhằm khuyến khích mua EV. Doanh nghiệp ở lĩnh vực khác như Xiaomi hay Huawei cũng muốn gia nhập thị trường. Tuy nhiên Thứ trưởng Hạnh cảnh báo cung đang vượt cầu và thị trường nước ngoài áp đặt rào cản thương mại.
Cả Mỹ lẫn châu Âu đều để ngỏ khả năng tăng cường áp dụng chính sách bảo hộ. Truyền thông đưa tin Washington cân nhắc tăng thuế với EV, tấm pin mặt trời cùng vài hàng hóa xuất xứ Trung Quốc. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, xe điện Trung Quốc đã phải chịu thuế nhập khẩu 25% áp dụng cho ô tô. Tháng 10 năm ngoái Liên minh châu Âu (EU) thông báo mở cuộc điều tra về hành vi trợ cấp khiến EV Trung Quốc rẻ hơn EV châu Âu rất nhiều. Ngoài ra khối EU còn điều tra về sự hỗ trợ mà Bắc Kinh dành cho lĩnh vực sản xuất tua bin gió.