Cúng Giao thừa sao cho đúng?

Văn hóa - Ngày đăng : 14:28, 09/02/2024

Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu trong mỗi đêm 30 Tết. Mọi gia đình đều chuẩn bị rất đầy đủ các nghi thức cúng lễ để tiễn đưa năm cũ, đón năm.
Văn hóa

Cúng Giao thừa sao cho đúng?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung {Ngày xuất bản}

Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu trong mỗi đêm 30 Tết. Mọi gia đình đều chuẩn bị rất đầy đủ các nghi thức cúng lễ để tiễn đưa năm cũ, đón năm.

Cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch, là lễ cúng tế thần Hành khiển năm cũ và năm mới, gọi là 'tống cựu nghênh tân' (tiễn thần Hành khiển năm cũ về trời, đón thấn Hành khiển năm mới tới).

cung-giao-thua.jpg
Lễ vật cúng giao thừa

Theo sách Ngọc Hạp ký, mỗi năm có một vị hành khiển, quan hành binh và phán quan được Ngọc Hoàng phái xuống quản hạt trần gian. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình bày lễ cúng tế. Lễ cúng giao thừa có thể tiến hành từ 23 giờ ngày 30 Tết đến trước 1 giờ ngày mùng 1.

Lễ vật cúng giao thừa sử dụng các vật phẩm đã chuẩn bị cho ngày Tết. Cũng có thể chuẩn bị sẵn mâm lễ riêng gồm gà luộc, giò chả, bánh chưng, gạo muối, hoa quả, bánh kẹo, rượu, trầu cau, vàng mã. Nếu cúng giao thừa ngoài trời cũng chuẩn bị tương tự.

Tương truyền, hằng năm thường có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian, vào đêm Giao thừa, vị thần đó sẽ bàn giao lại công việc cho vị thần khác, vì vậy người ta làm mâm để cúng đưa tiễn vị thần cũ lên trời và đón vị thần mới. Thời điểm diễn ra bàn giao công việc của hai vị thần diễn ra hết sức khẩn trương. Hơn nữa các vị này là thần cai quản không phải chỉ riêng cho một gia đình mà là tất cả công việc dưới trần gian, nên việc bài cúng Giao thừa cần được tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời.

Đọc văn khấn Giao thừa là phong tục Tết Nguyên đán có từ xa xưa của người Việt, được lưu truyền đến ngày nay. Vì vậy, đây là nghi thức không thể thiếu trong lễ cúng cuối năm để bày tỏ nguyện cầu về một năm mới bình an, suôn sẻ. Đây là phong tục lâu đời của người Việt và được thực hiện trang nghiêm, thành kính.

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung