Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau

Bảo vệ môi trường - Ngày đăng : 20:56, 25/04/2024

Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Bảo vệ môi trường

Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau

Trần Khải 25/04/2024 20:56

Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

3.jpg
Từ nhiều năm qua, cống Kênh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã phát huy được công năng ngăn mặn, giữ ngọt để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Mùa khô năm nay, các tuyến kênh trữ nước ngọt bên trong khu vực cống bị khô cạn trơ đáy.
4.jpg
Lòng kênh khô nứt nẻ, làm tăng nguy cơ sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông.
5.jpg
Tuyến kênh Lễ Quyền, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau được giữ ngọt để phát triển vùng sản xuất lúa ở 2 ấp Lung Dừa và Ông Muộn cũng bị khô cạn.
6.jpg
Những chiếc dớn được người dân dùng để đặt bắt cá giờ không thể phát huy được hiệu quả và người dân địa phương cũng chẳng buồn thu gom mang về.
1.jpg
Những chiếc phà nằm la liệt trên tuyến kênh Lễ Quyền, thuộc ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau vì...khát nước.
7(1).jpg
Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có rất nhiều cống ngăn mặn cho vùng ngọt. Nhìn bên ngoài - khu vực nước mặn lúc nào cũng dâng cao...còn phía bên trong lòng kênh "khát khô" mong ngóng mưa từng ngày.
9.jpg
Nắng hạn gay gắt đã khiến nguồn nước dưới kênh mương bốc hơi nhanh. Mùa khô năm nay, vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai.
8.jpg
Theo chính quyền địa phương, mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hóa của 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh tiếp tục xuống mức thấp, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
10.jpg
Lục bình là loại thực vật rất dễ sống và phát triển ở môi trường ẩm ướt, nhưng cũng phải chào thua bởi nắng hạn gay gắt như hiện nay. Những ngày này, đi dọc các ngã đường ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chúng ta rất dễ bắt gặp những tuyến kênh, rạch khô trơ đáy.
11.jpg
Ngày 15.4 vừa qua, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời và U Minh.
chinh-quyen-dia-phuong-lap-bien-canh-bao-khu-vuc-duong-bi-sut-lun-anh-t.m.jpg
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hạn hán đã ảnh hưởng trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nặng nhất là tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Dự báo tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ còn kéo dài đến hết tháng 4.2024.
giam-thieu-1.jpg
Đến nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời xuất hiện 601 điểm sụt lún, sạt lở nằm trên 132 tuyến kênh, với tổng chiều dài gần 16km, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
giam-thieu-3.jpg
Theo nhận định của các ngành chức năng tỉnh Cà Mau, tình hình sạt lở, sụt lún đất tại các huyện vùng ngọt hóa của tỉnh như Trần Văn Thời và U Minh sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho hoạt động giao thương hàng hóa và đi lại của người dân.
giam-thieu-5.jpg
Trước tình trạng thiên tai khắc nghiệt, tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đơn vị, địa phương có liên quan tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.
mot-doan-duong-bi-sat-lo-duoc-gia-co-anh-t.m.jpg
Một đoạn đường giao thông nông thôn có nguy cơ bị sạt lở được chính quyền địa phương ở huyện Trần Văn Thời gia cố, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông.
2.jpg
Nắng hạn gay gắt khiến cho một đoạn đường bê tông ở xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau bị co giãn nhô cao bất thường.
4(1).jpg
Theo người dân, việc đường bê tông co giãn do nhiệt độ tăng cao chưa từng xảy ra ở địa phương.

Trần Khải