Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã xanh, sạch, đẹp trở lại

Văn hóa - Ngày đăng : 13:05, 22/06/2024

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một trong những địa điểm diễn ra Lễ hội sông nước TP.HCM 2024. Nhân dịp Lễ hội, Giáo sư Phan Văn Trường đã đến và công nhận sự đổi khác về cảnh quan của dòng kênh, giáo sư đã ngửi được mùi thơm thiên nhiên trong lành trên thuyền khi dạo trên dòng kênh Nhiêu Lộc và khuyến khích người dân thành phố cùng bảo vệ tài nguyên sông ngòi.
Văn hóa

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã xanh, sạch, đẹp trở lại

Tiểu Vũ (thực hiện) 22/06/2024 13:05

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một trong những địa điểm diễn ra Lễ hội sông nước TP.HCM 2024. Nhân dịp Lễ hội, Giáo sư Phan Văn Trường đã đến và công nhận sự đổi khác về cảnh quan của dòng kênh, giáo sư đã ngửi được mùi thơm thiên nhiên trong lành trên thuyền khi dạo trên dòng kênh Nhiêu Lộc và khuyến khích người dân thành phố cùng bảo vệ tài nguyên sông ngòi.

phan-vantruong-tieuvu.jpg
Giáo sư Phan Văn Trường đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - Ảnh: Tiểu Vũ

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài gần 10km, chảy qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình (TP.HCM), từng bị ô nhiễm nặng nề với mùi hôi thối kinh khủng. Sau hơn 10 năm cải tạo, Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã dần trở thành dòng kênh đẹp nằm trong lòng thành phố hiện đại của Việt Nam. Đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi đến TP.HCM.

Mặc dù hiện tại tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xuất hiện ở đoạn chảy qua quận Tân Bình, nhưng các đoạn còn lại vẫn được giữ gìn xanh - sạch - đẹp. Để dòng kênh có diện mạo như ngày hôm nay là một nỗ lực rất lớn của chính quyền và người dân thành phố trong suốt một thời gian dài.

Trong một chuyến xuôi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cùng với Giáo sư Phan Văn Trường, phóng viên Một Thế Giới đã được ông chia sẻ những vấn đề liên quan đến việc làm gì để bảo vệ dòng kênh mãi xanh - sạch - đẹp.

Video chia sẻ của Giáo sư Phan Văn Trường:


Giáo sư Phan Văn Trường sinh năm 1946 tại Hải Dương. Ông là cựu học sinh Trường Jean-Jacques Rousseau (nay là THPT Lê Quý Đôn - TP.HCM). Sau khi tốt nghiệp, ông qua Pháp học và theo đuổi lĩnh vực cầu đường. Ông đã và đang là lãnh đạo cấp cao của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Giáo sư Trường từng là cố vấn Chính phủ Pháp và góp phần tham gia tái cấu trúc nền điện lực thế giới vào cuối những năm 1980. Ông đã được Tổng thống Pháp trao tặng Huy chương Hiệp sĩ Đài ghi công (1990), Huân chương Hiệp sĩ Bắc đẩu Bội tinh (2007). Với nhiều đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục (2010). Hiện tại, tuy định cư ở nước ngoài nhưng ông vẫn nhận giảng dạy tại ĐH Kiến trúc TP.HCM và Viện John Von Neumann (thuộc ĐHQG TP.HCM).

Giáo sư Phan Văn Trường nổi tiếng là nhà thương thuyết, từng điều hành quản trị một số tập đoàn lớn trên thế giới với hợp đồng giá trị tới 60 tỉ USD. Ông là tác giả của những quyển sách giá trị, tái bản nhiều lần như: Một đời thương thuyết, Một đời quản trị, Một đời như kẻ tìm đường, Không có đỉnh quá cao, Công dân toàn cầu - Công dân vũ trụ...

309856033_8452332378117925_3531949746758890943_n.jpg
Giáo sư Phan Văn Trường và tác phẩm của mình - Ảnh: FBNV

Năm 2019, Giáo sư Phan Văn Trường khởi xướng “Hệ sinh thái Cấy Nền”, hệ sinh thái dựa trên 4 nguyên tắc chính gồm “bình đẳng - hồn nhiên - thẳng thắn - tích cực”. Đây là nơi thảo luận và chia sẻ các đề tài về khởi nghiệp, thương thuyết, quản trị, kiến tạo phong cách “công dân toàn cầu”.

“Cấy Nền” hướng tới tạo ra một hệ sinh thái kết nối và tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, giáo dục, pháp lý, tài chính, farmstay…

Từ năm 2020 đến nay, Giáo sư Phan Văn Trường còn là thành viên của ban nhạc The Lecturers. Một ban nhạc quy tụ các thành viên là các giảng viên tại các trường đại học tại TP.HCM.

Tiểu Vũ (thực hiện)