TP.HCM: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi giấy tờ khi sáp nhập xã, phường

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 20:48, 11/07/2024

TP.HCM sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và không thu lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.
Theo dòng thời sự

TP.HCM: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi giấy tờ khi sáp nhập xã, phường

Ánh Dương {Ngày xuất bản}

TP.HCM sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và không thu lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM được tổ chức vào chiều 11.7, ông Nguyễn Hoàng Hưng, Trưởng Phòng xây dựng chính quyền và công tác thanh niên - Sở Nội vụ cho biết có 80 phường thuộc 10 quận gồm quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò vấp và Phú Nhuận thuộc diện phải sáp nhập thành 38 phường mới.

Ngày 4.3.2024, TP có báo cáo số 58/BC-UBND về tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030 gửi Bộ Nội vụ xem xét và quyết định.

Ngày 8.4.2024, Bộ Nội vụ có buổi làm việc với TP.HCM về nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030.

cong-chuc-tphcm.jpg
Sở Nội vụ cho biết trên địa bàn TP.HCM không có đối tượng cấp huyện nào thuộc diện phải sáp nhập

Sau khi Bộ Nội vụ đã thống nhất với Phương án tổng thể của TP.HCM và đồng ý để TP thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cho cả 2 giai đoạn 2023 - 2025 và 2026 – 2030, triển khai, thực hiện sắp xếp chung 1 lần trong giai đoạn 2023 - 2030 như phương án hiện nay, TP đã tổ chức lấy ý kiến cử tri, có 91,28% tổng số cử tri trên địa bàn đồng thuận.

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP tổ chức phản biện xã hội đối với phương án sắp xếp. Rút kinh nghiệm thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 từ TP.Thủ Đức và 19 phường, trong lần sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030 này số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp gấp bốn lần so với giai đoạn trước nên Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp Sở Tài chính và 10 quận thu thập các thông tin để xây dựng phương án và lộ trình sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công các cơ quan, tổ chức tại đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sát nhập.

UBND TP đã trình HĐND TP giao số lượng cán bộ, công chức làm việc tại 80 phường thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo số lượng hiện có không thực hiện giao bổ sung thêm theo các tiêu chí được quy định tại Nghị quyết số 98 nhằm ổn định bộ máy trong thời gian xây dựng phương án sắp xếp cũng như tránh làm phát sinh số lượng cán bộ, công chức sau sắp xếp.

Theo phương án hiện tại, giai đoạn 2023 - 2030 TP thực hiện sắp xếp 80 phường để thành lập 38 phường mới, dự kiến số lượng cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp khoảng hơn 450 người.

Hiện Sở Nội vụ đang phối hợp 10 quận tiến hành tổng hợp, rà soát cụ thể số lượng cán bộ, công chức sẽ dôi dư sau sắp xếp để hoàn thiện đề án. Trong nội dung đề án, Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tính khoa học, có lộ trình, đồng thời đề xuất cụ thể các phương thức thực hiện.

“Từ thực tiễn và kinh nghiệm triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021 của TP, Sở Nội vụ chủ động tham mưu UBND TP hướng dẫn UBND 10 quận và các phường sau sắp xếp thực hiện chuyển đổi, cập nhật các thông tin cho cá nhân, tổ chức theo quy định. Đồng thời, TP tạo mọi điều kiện thuận lợi khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính”, ông Nguyễn Hoàng Hưng nhấn mạnh.

Ánh Dương