Việt Nam lên tiếng việc Campuchia xây kênh đào Funan Techo

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 17:50, 08/08/2024

Việt Nam khẳng định ủng hộ nỗ lực phát triển của Campuchia, đồng thời mong muốn cùng phối hợp nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện về những tác động của dự án và có những biện pháp để giảm thiểu tác động.
Theo dòng thời sự

Việt Nam lên tiếng việc Campuchia xây kênh đào Funan Techo

Lam Thanh 08/08/2024 17:50

Việt Nam khẳng định ủng hộ nỗ lực phát triển của Campuchia, đồng thời mong muốn cùng phối hợp nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện về những tác động của dự án và có những biện pháp để giảm thiểu tác động.

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 8.8, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt đã trả lời báo chí về phản ứng của Việt Nam về việc Campuchia xây dựng kênh đào Funan Techo.

Ông Việt cho biết sông Mekong là tài sản vô giá, là điểm kết nối tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia.

doan-khac-viet.jpg
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt - Ảnh: TTXVN

Theo đó, Việt Nam mong muốn các quốc gia ven sông, trong đó có Campuchia cùng nhau hợp tác quản lý, phát triển hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vì lợi ích của cộng đồng người dân trên khu vực sông, cũng như vì tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia trên lưu vực sông.

“Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ nỗ lực phát triển của Campuchia, cũng như tôn trọng việc Campuchia xây dựng, triển khai dự án kênh đào Funan Techo. Chúng tôi cũng mong muốn cùng phối hợp nghiên cứu đánh giá tổng thể, toàn diện về những tác động của dự án và có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh.

Trước đó, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã khởi công dự án kênh đào trị giá 1,7 tỉ USD nhằm mục đích cung cấp một tuyến đường mới từ sông Mekong ra biển, đồng thời mô tả dự án dài 180km này là "lịch sử" và cam kết "hoàn thành bằng mọi giá".

Địa điểm diễn ra lễ động thổ thuộc làng Preak Takeo, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal. Theo thiết kế, đây là điểm đầu tiên của kênh đào, chảy dài 180 km qua các tỉnh Kandal, Takeo và Kampot, trước khi đổ ra biển ở tỉnh Kep.

Lam Thanh