Cách xua đuổi ruồi dễ làm mà hiệu quả

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 21:09, 30/08/2024

Giữ cho nhà cửa không có ruồi đôi lúc khá khó khăn, đặc biệt nếu thức ăn không được đậy kín ở khu vực bếp.
Khoa học - công nghệ

Cách xua đuổi ruồi dễ làm mà hiệu quả

Cẩm Bình {Ngày xuất bản}

Giữ cho nhà cửa không có ruồi đôi lúc khá khó khăn, đặc biệt nếu thức ăn không được đậy kín ở khu vực bếp.

Tuy nhiên vẫn có cách giữ cho bếp sạch bóng côn trùng gây hại. Chuyên gia xử lý côn trùng Walter Murphy (nền tảng tư vấn việc làm PriceYourJob) cho biết: “Cách tốt nhất để xua đuổi ruồi là giữ nhà cửa sạch sẽ và không lưu lại chất chứa đường, thịt thối hay chất thải. Hãy lau sạch các bề mặt đồng thời đổ rác thường xuyên nhằm ngăn ruồi đậu lại trong nhà. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng chất xua đuổi tự nhiên như giấm táo”.

Ông còn chỉ một cách dễ làm nữa: đổ nước đầy một nửa túi zip, bỏ vào vài đồng xu, rút hết không khí rồi kéo túi lại, cuối cùng đặt túi cạnh cửa sổ.

screenshot-2024-08-28-193434.png

Cách này lợi dụng cấu trúc đặc biệt của mắt ruồi. Mắt ruồi cấu tạo từ hàng nghìn thủy tinh thể tí hon, khiến chúng nhìn thấy túi nước nhiều lần. Vì chúng ghét nước nên sẽ bay đi. Nước cùng đồng xu cũng tạo ra lăng kính sản sinh cầu vồng màu sắc làm đau mắt ruồi.

Trên mạng không ít người xác nhận túi nước bỏ đồng xu khá hiệu quả. Người dùng Facebook Laura Rusk chia sẻ: “Ruồi và ong bắp cày nghĩ rằng đó là tổ ong và tránh xa. Hôm nay tôi treo túi nước ở giữa cửa sổ. Cả ngày chỉ thấy 1 con ruồi. Rất đáng thử đấy”.

Một người khác tên Megan Scott thì cho biết: “Tôi đặt một đồng xu bằng đồng lên bệ cửa sổ lẫn cửa ra. Không biết tại sao nó lại hiệu quả nhưng chắc chắn là có!”.

Theo người dùng TikTok @alexandrasolera chuyên chia sẻ mẹo vặt gia đình, cách kỳ lạ trên hiệu quả với nhà mình. Người dùng Pippa Bissett xem TikTok rồi cũng thử treo túi nước bỏ đồng xu ở tất cả cửa sổ.

Ruồi xuất hiện ở bất cứ đâu. Do tập tính liếm hút thức ăn gồm cả thực phẩm lẫn chất thải nên chúng vận chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người lành và mang mầm bệnh từ môi trường vào cơ thể con người. Cơ thể ruồi có rất nhiều lông nhỏ dễ dính mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, bào nang đơn bào, tế bào nấm, trứng giun sán, sau đó rớt vào thức ăn hoặc nước uống.

Mật độ ruồi về mùa hè thường cao hơn, mật độ cao ở mức nhiệt độ 20 - 25 độ C. Nguy cơ truyền bệnh từ ruồi vào mùa hè cũng tăng theo.

Cẩm Bình