Tái chế bóng quần vợt bỏ đi thành đồ nội thất

Phong cách - lối sống - Ngày đăng : 15:58, 11/09/2024

CNN giới thiệu nhà thiết kế người Bỉ Mathilde Wittock và những sản phẩm nội thất độc đáo của cô.
Phong cách - lối sống

Tái chế bóng quần vợt bỏ đi thành đồ nội thất

Cẩm Bình {Ngày xuất bản}

CNN giới thiệu nhà thiết kế người Bỉ Mathilde Wittock và những sản phẩm nội thất độc đáo của cô.

Wittock đã dùng bóng quần vợt bỏ đi làm ra sản phẩm nội thất theo yêu cầu. Hai trong số đó là một chiếc ghế dài có kê đầu kiểu dáng hiện đại với phần đệm là 500 quả bóng được xếp chính xác; 1 chiếc ghế dài không kê đầu dài 1 mét tạo thành bởi 270 quả bóng trông rất thời trang nhưng vô cùng chắc chắn.

Cô chia sẻ: “Tôi chọn bóng quần vợt vì tôi chơi môn này và biết rõ chất thải rất nhiều. Sản xuất một quả bóng cần khoảng 24 công đoạn, tức là khoảng 5 ngày nhưng tuổi thọ sử dụng của chúng rất ngắn”.

screenshot-2024-09-11-144121.png
Nhà thiết kế người Bỉ Mathilde Wittock - Ảnh: CNN

Mỗi năm có khoảng 300 triệu quả bóng quần vợt được sản xuất, hầu hết đều kết thúc vòng đời trong bãi rác. Bóng quần vợt cần đến hơn 400 năm để phân hủy. Giải US Open dùng khoảng 70.000 quả/năm, Wimbledon 55.000 quả/năm. Nhà thiết kế Wittock ước tính vòng đời của một quả chỉ là 9 trận đấu tùy thuộc trình độ. Ngay cả khi còn trong hộp, nếu hộp đã mở thì khí bên trong bóng cũng giải phóng dần khiến chúng không còn dùng được nữa.

Đem lại “cuộc đời mới” cho bóng quần vợt

Để làm ra 1 chiếc ghế, nhà thiết kế Wittock phải mất khoảng 3 - 4 tuần và chúng được bán với giá 2.900USD. Mỗi quả bóng đều được cắt và nhuộm thủ công, màu sắc tùy thuộc không gian phòng của khách. Phải trải qua nhiều lần thử nghiệm cùng sai sót cô mới có thể sắp xếp bóng hợp lý nhằm che đi khuyết điểm dễ nhận biết của chúng.

screenshot-2024-09-11-144135.png
Một sản phẩm nội thất từ bóng quần vợt - Ảnh: CNN

Nhà thiết kế Wittock phát hiện tiềm năng của bóng quần vợt lúc theo học trường nghệ thuật Central Saint Martins tại Luân Đôn: “Tôi thực sự quan tâm đến thiết kế thân thiện môi trường và nguồn gốc vật liệu”. Hiện tại, cô nhận vật liệu từ các câu lạc bộ quần vợt (số lượng ban đầu chỉ khoảng 10 quả nhưng dần tăng lên) cùng Liên đoàn Wallonia (khoảng 100.000 quả). Mỗi tuần có 1.800 quả bị cắt.

Khi sản phẩm nội thất hết vòng đời sử dụng, nhà thiết kế Wittock lại tháo rời hàng trăm quả bóng, đốt cháy lông tơ rồi cắt nhỏ làm thảm lót sân chơi. Sắp tới, cô muốn thu gom bóng từ hàng chục nghìn câu lạc bộ ở Bắc Mỹ.

Cẩm Bình