ĐBQH đề xuất HĐND được giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 15:10, 29/11/2024
ĐBQH đề xuất HĐND được giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
Đại biểu Nguyễn Ngọc Xuân (tỉnh Bình Dương) kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp.
Ngày 29.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Xuân (Bình Dương) đề nghị bổ sung thẩm quyền giám sát các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp.
Bà Xuân cho biết qua thực tiễn hoạt động giám sát tại địa phương, HĐND nhiều nơi kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung mở rộng đối tượng giám sát tại Điều 5 của luật hiện hành, cụ thể: HĐND được quyền giám sát hoạt động của cơ quan trung ương tại địa phương như: Cục thuế, hải quan, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước cùng cấp…; kiến nghị xem xét bổ sung đại biểu HĐND được quyền chất vấn người đứng đầu các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động tại địa phương…
Đại biểu phân tích, căn cứ Điều 113, Hiến pháp quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước dân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của HĐND”.
Tại khoản 2, Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ghi rõ: “Khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.
Như vậy, theo đại biểu Xuân, phạm vi giám sát của HĐND tại địa phương là rất rộng, bao quát tất cả các đối tượng, lĩnh vực trên địa bàn, kể cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả.
Đại biểu nêu rõ, trong bối cảnh phân cấp, phân quyền mạnh như hiện nay, HĐND được giao thẩm quyền nhiều hơn trong ban hành các chính sách, hỗ trợ về cơ sở vật chất, tiền công, phụ cấp cho các đối tượng xã hội, cho lực lượng quốc phòng, an ninh; hỗ trợ cấp ngân sách cho các ngân hàng chính sách xã hội; kinh phí đầu tư các dự án và hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan trung ương tại địa phương.
“Quy định chính thức việc HĐND được giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp thuộc trung ương, đóng chân trên địa bàn, nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước tại địa phương. Qua đó, giúp cho chính quyền trung ương quản lý tốt việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương, vừa đảm bảo các định hướng, mục tiêu trung ương giao cho địa phương được thực thi hiệu quả. Với cơ chế kiểm soát của HĐND buộc các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm giải trình, cam kết hành động trước cơ quan đại diện của nhân dân”, đại biểu nhấn mạnh.
Do đó, đại biểu kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp và quy định quyền chất vấn của đại biểu kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp trong chất vấn người đứng đầu các cơ quan đó. Nội dung này phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn, đảm bảo cho việc kiểm soát thực thi quyền lực Nhà nước theo đúng định hướng.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) góp ý về nội dung sửa đổi quy định trách nhiệm, chế tài trong thực hiện kiến nghị từ các đoàn giám sát của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp các cấp. Theo bà, quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của chủ thể giám sát đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát là cần thiết.
Đại biểu này cho rằng nếu chỉ đề cập chung chung là xem xét trách nhiệm thì chưa rõ và khó thực hiện khi luật sửa đổi được ban hành. Để đảm bảo tính ràng buộc, cần bổ sung rõ ràng hơn các hình thức xử lý vi phạm, chẳng hạn như xử lý về hành chính, bãi nhiệm, hoặc là quy trình xử lý cao hơn theo từng cấp độ vi phạm của chủ thể chịu sự giám sát.
Đối với các hình thức về chế tài xử lý, đại biểu Phúc cho rằng cần bổ sung nội dung cho phép các cơ quan giám sát kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp các cấp đề nghị báo cáo và đề nghị cấp ủy quyết định áp dụng các hình thức, biện pháp kỷ luật. Quy định như vậy sẽ khả thi hơn vì gắn trách nhiệm của cấp ủy đối với người đứng đầu theo các quy định hiện hành.
Ngoài ra, nữ đại biểu cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo luật quy định về thời hạn để cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kết luận giám sát là bao nhiêu ngày kể từ khi cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhận được kết luận của cơ quan chủ thể và giám sát các nội dung.
“Thực tiễn trong thời gian qua, mỗi đoàn giám sát theo dõi và giám sát việc thực hiện là khác nhau. Do đó, trong lần sửa đổi này, nên quy định cụ thể (ví dụ như 15 ngày, 30 ngày, 40 ngày hoặc một thời gian cụ thể nào đó) để việc thực hiện này đảm bảo tính khả thi và người đứng đầu cơ quan chịu sự giám sát phải báo cáo giải trình lý do nếu không thực hiện đảm bảo theo thời gian đó”, bà Phúc nói.