Bác sĩ tư vấn cách nhận biết sốt xuất huyết
Câu chuyện ngành y - Ngày đăng : 14:37, 21/10/2013
Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện
- Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì
- Đau bụng
- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
- Trẻ đang khỏe mạnh đột ngột bị sốt, sau đó hạ rồi lại tiếp tục sốt cao và thường không đi kèm thêm triệu chứng nào khác.
- Trẻ cảm thấy nhức mỏi khắp mình, hốc mắt. Sau 2,3 ngày trẻ có biểu hiện xuất huyết dưới da dạng chấm, hoặc xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, chân răng).
- Ở trẻ sơ sinh, ngoài sốt còn có kèm ho, sổ mũi nên nhiều phụ huynh dễ nhầm với bệnh hô hấp.
- Ở những trẻ 4-5 tuổi, những ngày đầu sốt phát ban nên dễ nhầm với sốt siêu vi hoặc sốc nhiễm trùng. Nếu trẻ sốt 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm thì cần đưa đi khám ngay.
- Nếu bị nặng trẻ sẽ nôn ra máu, đi cầu phân đen, xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được cấp cứu dẫn đến sốc xuất huyết với biểu hiện trụy tim mạch, mạch nhanh, huyết áp giảm.
Phòng bệnh hiệu quả
Muỗi vằn là nguồn lây bệnh sốt xuất huyết. Để phòng bệnh, nên phát quang, làm sạch nhà cửa, không để nước ứ đọng ở các chỗ trũng, chén bát vỡ, chum, bể nước cần vệ sinh thường xuyên tránh loăng quăng phát triển.
Hiện tại, mùa mưa vẫn đang tiếp diễn, triều cường lên liên tục khiến nước ứ động, tạo điều kiện cho muỗi phát triển làm gia tăng số người mắc bệnh sốt xuất huyết, nhất là trẻ em. Để phòng bệnh, nên phát quang, làm sạch nhà cửa, không để nước ứ đọng ở các chỗ trũng, chén bát vỡ, chum, bể nước cần vệ sinh thường xuyên tránh loăng quăng phát triển…. Đặc biệt nên cho trẻ ngủ mùng, ngay cả ban ngày để tránh muỗi vằn.
Khi trẻ bị sốt nên cho mặc quần áo thoáng, màu sáng để thoát nước, cho trẻ uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn có màu đỏ, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu…
Hà Lê
Ảnh bìa: Cho bé ngủ trong mùng để tránh muỗi đốt gây sốt xuất huyết (T.L)
Sốc và tử vong do nhầm sốt xuất huyết với sốt thường