Khó thở, hụt hơi khi mang thai
Câu chuyện ngành y - Ngày đăng : 11:06, 16/10/2014
Vòng bụng lớn dần cũng khiến bạn hay khó thở |
Vòng bụng phát triển và tử cung lớn dần
Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với chi phát triển của em bé. Khi tử cung càng phát triển lớn lên, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể bạn có hoạt động kết hợp với phổi của bạn để giúp đưa không khó vào phổi. Nhưng khi bị tử cung chèn ép như vậy cơ hoành của bạn khả năng mở rộng sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe đạp mạnh khiến cho tử cung ép chặc lấy cơ hoành khiến cho thai phụ bị ngất do không không khí thoáng không vào phổi được.
Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu
Giảm áp lực cho cơ hoành
Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình. Tránh không nên mang vác nặng để cơ thể bạn không phải gắng sức để thực hiện, bạn sẽ thở được tốt hơn. Bạn nên nhờ chồng hoặc người thân của mình giúp đỡ khi cần phải kiêng vác nặng, không nên tự ý làm một mình. Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghĩ ngơi và duy trì tư thế của bạn. Khi nằm có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều. Vì em bé có thể chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này. Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây áp lực lên cơ hoành và cản trở hệ hô hấp của bạn. Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi.
Cách khắc phục
Trong suốt quá trình mang thai của bạn, cảm giác khó thở này sẽ luôn đồng hành, nhưng nó hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bạn và em bé. Có thể nói khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục như sau: không nên làm việc vội vàng, để giảm sự căng thẳng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Khi ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành. Những khó chịu này sẽ hết và bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong.
Khi phát hiện khó thở đi kèm với da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to có thể là một trường hợp nguy hiểm đối với sản phụ. Nếu điều này xảy ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được chăm sóc, điều trị ngay lập tức. Khó thở đi kèm với sốt hoặc đờm xanh lá cây và màu vàng cũng cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để điều sớm nhất.
Hải Nam