Rau quả cho ngày Tết - Bài 1: Bông cải xanh

Ẩm thực và dinh dưỡng - Ngày đăng : 10:18, 01/02/2019

Loại rau thuộc họ bắp cải này có nhiều dược tính, bao gồm tính năng kháng khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch. Bông cải xanh giàu vitamin C và chất xơ, chứa nhiều hoạt chất hóa học tự nhiên nhóm carotenoid (đặc biệt là lutein giúp bảo vệ mắt) nhất - so với các loại rau khác cùng họ.

Đây cũng là nguồn dồi dào indole-3-carbinol, một chất hóa học giúp tăng cường khả năng tái tạo ADN trong tế bào và ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Công dụng

Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt

Chế độ dinh dưỡng giàu bông cải xanh giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Tốt cho da

Bông cải xanh chứa axít pantothenic, beta-carotene (tiền chắt vitamin A) và hợp chất sulphur, tất cả các hoạt chất này đều tốt cho da. Bông cải xanh cũng giàu vitamin C, hỗ trợ tổng hợp collagen và tái tạo các mô bị tổn thương.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Bông cải xanh giàu vitamin C hơn các loại quả có múi và giàu hoạt chất chống oxy hóa beta-carotene. Bông cải xanh được xem là nguồn thực phẩm lý tưởng giúp duy trì khả năng miễn dịch.

Bảo vệ mắt

Bông cải xanh giàu lutein, một hoạt chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe cho mắt, tim và tuần hoàn máu.

Hấp thu dưỡng chất tối đa

Bông cải hấp

Nên ăn sống hoặc hấp sơ để giữ lại lượng vitamin C, sắt và chlorophyll có trong bông cải.

Ăn bông cải tím

Bông cải tím chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và hợp chất hóa học tự nhiên sulphoraphane hơn bông cải xanh, giúp giải độc và phòng chống ung thư.

Rau mầm

Mầm bông cải xanh chứa ít chất dinh dưỡng nhưng lại giàu sulphoraphane giúp ngăn ngừa ung thư.

Chế biến

Mì soba xào bông cải Rutin

Trong kiều mạch, vitamin C trong bông cải xanh và chất béo trong dầu ô liu giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Rau trộn

Lá bông cải xanh và rau mầm sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cho món rau trộn.

Ăn bông cải xanh với cà chua

Để làm chậm quá trình phát triển ung thư tuyến tiền liệt – hiệu quả hơn so với việc chỉ ăn từng loại một.

Trích sách Rau củ - Dinh dưỡng và chữa bệnh