Tác dụng của nước gừng nóng
Ẩm thực và dinh dưỡng - Ngày đăng : 14:30, 29/07/2019
Những vấn đề sức khỏe có thể giải quyết nhanh gọn chỉ với nước gừng nóng:
Đau đầu, cảm lạnh
Ngâm chân trong nước gừng nóng, để mực nước cao ở mức có thể được làm ngập xương mắt cá chân. Khi ngâm, thêm muối và giấm vào nước gừng nóng, và thêm nước nóng liên tục, ngâm cho đến khi chân có màu hồng đỏ. Phương pháp này có tác dụng đáng kể đối với các chứng bệnh phát sinh do cảm lạnh, đau đầu và ho.
Trên đây là 12 bài thuốc quý từ nước gừng nóng, bạn có thể lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, rất hữu ích nếu một ngày nào đó không may bị các chứng bệnh thông thường đó tấn công bạn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Khi ăn quá nhiều đồ ăn có tính hàn, bạn sẽ dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Lúc này, nếu có sẵn gừng trong bếp thì bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để giảm nhanh cơn khó chịu mà không cần phải mua thêm thuốc.
Uống một cốc nước gừng nóng sẽ giúp cơ thể bạn tăng quá trình vận chuyển thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng mà không gây co thắt quá mức. Ngoài ra, enzym trong gừng còn có tác dụng phân hủy protein thành các amino acid, loại bỏ chuỗi peptid lạ chống dị ứng thức ăn.
Mùi hôi chân
Mùi hôi chân có thể khiến bạn mất tự tin, làm phiền những người xung quanh. Nếu bị triệu chứng này, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa hôi chân bằng cách sau đây.
Nhúng ngâm chân vào nước gừng nóng, thêm một chút muối và giấm khi ngâm. Duy trì việc ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, sau đó có thể bôi chút phấn rôm lên chân, mùi hôi có thể được nhanh chóng loại bỏ.
Say rượu
Dùng nước gừng nóng để uống thay trà có thể giúp cơ thể tăng tốc độ lưu thông máu và tiêu hóa, phân giải và loại bỏ rượu. Bạn cũng có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước gừng nóng để giảm bớt hoặc loại bỏ cơn say nhanh chóng hơn.
Những người không nên uống nước gừng
- Người mắc bệnh gan (xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ,…): gừng có vị nóng sẽ khiến các tế bào gan bị kích thích dẫn đến hoại tử.
- Người bị sỏi mật: tính cay nóng của gừng sẽ khiến sỏi mắc kẹt trong túi mật, phải phẫu thuật để lấy ra.
- Thai phụ trong nửa kì mang thai cuối: gừng sẽ làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
- Người thân nhiệt cao (cảm nắng, sốt cao do cúm virus...):gừng có tính nhiệt nên khi gặp nhiệt của cơ thể sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Người bệnh dạ dày (viêm loét dạ dày, loét tá tràng,…): gừng sẽ làm niêm mạc dạ dày bị kích thích, bào mòn và gây loét nặng hơn.
Quỳnh An (t/h)