Những loại thực phẩm vị đắng có lợi cho sức khỏe
Ẩm thực và dinh dưỡng - Ngày đăng : 17:31, 11/06/2020
Những lợi ích đặc biệt của thực phẩm vị đắng
Kích thích sự trao đổi chất: Các loại thực phẩm vị đắng và các loại thảo mộc như trà xanh đã được chứng minh có thể thúc đẩy sự trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Giảm béo: Các thực phẩm có vị đắng cũng đã được chứng minh có thể ức chế sự hấp thụ chất béo - chuyển động glucose thành tế bào mỡ, giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể sau mỗi bữa ăn, ngăn chặn kháng insulin, lưu trữ chất béo và giảm sự thèm ăn một cách tự nhiên. Vì vậy, loại thực phẩm này còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng: Mặc dù vị đắng ở thực phẩm thường khiến nhiều người cảm thấy khó chịu nhưng sự tương tác giữa các thành phần tạo ra vị đắng trong thực phẩm và các thụ thể cảm nhận vị đắng trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất axit trong dạ dày (axit dạ dày). Điều này giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Vị đắng có thể kích thích vị giác của lưỡi, gây tác động đến các dây thần kinh vị giác, tăng sự tiết nước bọt, đồng thời cũng gây ra sự tiết dịch dạ dày và đường mật. Sau khi tất cả những hiệu ứng này được kết hợp, nó sẽ cải thiện sự ngon miệng và tăng cường tiêu hóa, rất có lợi để nâng cao thể lực cũng như cải thiện khả năng miễn dịch.
Giải phóng nhiệt và thải các độc tố trong cơ thể: Trong y học cổ truyền, thực phẩm có vị cay, đắng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các dysphoria do sức nóng quá mức trong cơ thể. Giải phóng nhiệt độ cơ thể và thư giãn ruột không chỉ có thể làm giảm cơn sốt, nhưng cũng có thể làm cho các chất độc bài tiết ra khỏi cơ thể với các lần đại tiểu tiện, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ và giảm tỷ lệ mắc một số bệnh khác.
Nhờ tác dụng giảm nhiệt cho cơ thể các thực phẩm vị đắng có thể đem lại lợi ích chống viêm, thư giãn ruột và loại bỏ các chất độc bài tiết ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, táo bón...
Một số thực phẩm có vị đắng tốt cho sức khỏe
Mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua chứa phyto, thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ. Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.
Các loại rau đắng
Rau đắng, cải tàu bay, rau diếp đắng, rau bồ công anh, cải xoăn và củ cải trắng là những thực vật không chỉ bảo vệ gan mà còn kiểm soát cholesterol, lượng đường trong máu và chuyển hóa chất béo. Rau bồ công anh chứa vitamin A, C, K và canxi phong phú. Rau argula chứa các khoáng chất thiết yếu như beta carotene, vitamin C và sắt.
Tim sen
Hạt ăn rất ngon, bùi bùi, dùng để nấu chè thì không thể nào chê vào đâu được. Thế nhưng, tim sen lại rất đắng, nó thường được loại bỏ, nếu phơi khô để làm trà tim sen thì lại rất tốt.
Bưởi
Trong tất cả các giống cam quýt, bưởi là đắng nhất. Chúng cung cấp vitamin C, beta-carotene và lycopene cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có thể hỗ trợ sức khỏe tim, giảm cân và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, qua đó hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Health Line.
Nghệ
Được biết đến là loại gia vị quan trọng có khả năng chữa bệnh. Nghệ có vị đắng, và giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa sỏi mật, duy trì dạ dày, hệ thống tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.
Ca cao không đường
Bột ca cao không đường làm tăng lượng chất xơ cũng như cung cấp đồng, một chất dinh dưỡng cần thiết. Ca cao không đường tốt cho huyết áp, mạch máu và chức năng tế bào máu của bạn.
Cỏ cà ri
Cỏ cà ri (một loại gia vị) có thể rất đắng nhưng có chứa yếu tố cần thiết cho sức khỏe như protein, vitamin C, niacin, kali, và diosgenin. Thêm cỏ cà ri vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm tăng ham muốn tình dục, chữa bệnh rối loạn nội tiết tố, vấn đề về da và tim.
Thu Thủy