Cảnh báo viêm gan và những hậu quả nguy hiểm
Kinh nghiệm y học - Ngày đăng : 08:00, 06/08/2016
Nguy cơ dẫn đến xơ gan, ung thư gan
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu người bị xơ gan, ung thư gan và khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B, C. Ngoài tác nhân virus (A, B, C...), tỷ lệ viêm gan do bia rượu, thuốc đông tây y, thực phẩm “bẩn”, ô nhiễm môi trường… đang ngày càng tăng mạnh.
Quỹ Chăm sóc Gan Mỹ cảnh báo, khoảng 35% người nghiện bia rượu bị viêm gan, trong số này 55% trường hợp sẽ chuyển thành xơ gan.Theo WHO, thực phẩm “bẩn” như nhiễm nấm mốc có độc tố Aflatoxin hay thuốc chống thối Formaldehyde, thuốc nhuộm màu… là những tác nhân hàng đầu gây tổn thương gan, viêm gan.
Điều nguy hiểm là trong giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất ít trường hợp được phát hiện sớm. Tình trạng viêm kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, hình thành các mô sẹo gây xơ gan, kết hợp với các tác nhân khác sẽ dẫn tới ung thư gan. Các biến chứng của viêm gan thường đến sớm và nhanh nếu bệnh nhân đồng thời có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên như nhiễm siêu vi và lạm dụng rượu bia.
Ẩn họa vì điều trị tùy tiện, nửa vời
Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm. Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện, khi tế bào Kupffer trong gan hoạt động quá mức sẽ sản sinh nhiều chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương tế bào gan, khiến viêm gan dễ khởi phát, tăng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong nỗ lực dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gan, y học hiện đại coi trọng việc đi từ nguyên nhân gốc để đạt hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, việc phòng bệnh hiện chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường hợp tùy tiện dùng thuốc, chỉ lo khắc phục triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, phù, tăng men gan… bằng những sản phẩm không có nghiên cứu rõ ràng về cơ chế tác dụng. Hậu quả là làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến bệnh khó phát hiện và âm thầm tăng nặng.
Đối với bệnh lý viêm gan, việc điều trị không thể tùy tiện dùng thuốc rồi căn cứ vào kết quả giảm một triệu chứng riêng lẻ nào đó mà cho là bệnh đã khỏi. Chẳng hạn, đừng vội mừng khi xét nghiệm thấy men gan hạ vì coi chừng gan đã bị hư hoại nghiêm trọng, không còn tế bào gan khỏe để bị hủy hoại nên không phóng thích men gan vào máu. Hay, xét nghiệm thấy số lượng virus gây viêm gan giảm nhưng không hẳn 100% bệnh viêm gan đã khỏi. Để xác định các bệnh lý gan cần kết hợp nhiều xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm sinh học phân tử PCR (phản ánh sự sao chép của virus), xét nghiệm men gan… mới cho kết quả chính xác. Và quá trình này phải tuân thủ phác đồ, chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Chủ động kiểm soát viêm gan
Để phòng, trị viêm gan, cần tiếp cận ở nhiều khía cạnh như dùng thuốc theo chỉ định kết hợp với thay đổi lối sống, dinh dưỡng… Trong đó, việc tìm ra vai trò của tế bào Kupffer trong cơ chế khiến gan tổn thương, viêm được đánh giá là bước đột phá của y học hiện đại trong công tác dự phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan.
Qua nhiều công trình nghiên cứu, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát minh công thức kết hợp tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên, có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 24 giờ giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, từ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể Nrf2 chỉ sau 6 giờ, duy trì sự khỏe mạnh của gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.
Ngoài ra, để dự phòng viêm gan, mỗi người cần hạn chế rượu bia, thuốc lá, cẩn trọng khi dùng thuốc, lựa chọn thực phẩm an toàn và khám sức khỏe gan định kỳ…
TH.S-BS NGUYỄN THỊ THANH THỦY