Cách cầm máu vết thương nhẹ tại nhà nhanh nhất
Thông tin Y học - Ngày đăng : 17:44, 18/10/2019
Bột cà phê
Bạn có thể dùng bột cà phê bôi lên vết thương, bột cà phê có tác dụng làm se khít vết thương trên da, giúp cầm máu và vết thương cũng mau lành hơn. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy bột cà phê trong nhà nữa.
Lá tía tô
Lá tía tô non rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu. Hoặc lá tía tô sao giòn, tán thành dạng bột mịn rắc lên vết thương, không những có tác dụng cầm máu còn giúp vết thương mau lành.
Lá trầu không
Đây cũng là một cách cầm máu khi bị đứt tay dân gian thường được áp dụng. Lá trầu không cũng có tác dụng khá tốt trong việc cầm máu và sát trùng vết thương. Mặc dù khi bôi vào vết thương thì khá xót, nhưng nó sẽ làm vết thương ngưng chảy máu chỉ trong thời gian ngắn.
Bột nghệ
Tương tự như bột cà phê, bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ dừng máu chảy trong vài phút mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng.
Túi trà
Nhúng một túi trà trong nước lạnh rồi nhẹ nhàng áp lên vết thương khoảng 1 đến 2 phút. Túi trà sẽ làm ngưng chảy máu và hình thành máu đông ở vết thương.
Đá viên
Khi bị đứt tay, hãy nhanh chóng lấy một viên đá nhỏ trong tủ lạnh và chườm vào vết thương. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu quanh vết thương co lại, làm giảm sự tuần hoàn máu tới khu vực vết thương. Do đó, vết thương sẽ được cầm máu nhanh chóng.
Bột ngô
Bôi một ít bột ngô lên vết thương cũng có tác dụng giúp máu đông nhanh hơn và giúp cầm máu.
Gel nha đam
Gel nha đam có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu vết thương và vết bỏng. Các tinh chất trong gel nha đam cũng có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu. Nhưng nhớ sau khi cầm máu bạn cần rửa sạch vết thương với nước hoặc nước muối sinh lý nhé.
Hà An (t/h)