Phát hiện gien chịu trách nhiệm tái sinh tế bào cơ tim
Thông tin Y học - Ngày đăng : 09:55, 17/04/2020
Tiến sĩ Catherine Wilson, một nhà nghiên cứu thuộc Khoa dược của Đại học Cambridge (Anh), người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết chu trình tế bào là quá trình các tế bào tự sao chép, được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ thể các loài động vật có vú. Nhưng khi ung thư phát triển khi các tế bào bắt đầu nhân lên không kiểm soát được. Điều này thực sự thú vị bởi vì các nhà khoa học đã cố gắng làm cho các tế bào tim tăng sinh trong một thời gian dài.
Hiện không có phương pháp điều trị bệnh tim nào có thể đẩy lùi sự thoái hóa của mô tim - chúng chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bây giờ các nhà khoa học đã tìm ra cách để làm điều đó trong một mô hình chuột.
Một vai trò quan trọng trong quá trình này thuộc về một gien có tên Myc, mà trong hầu hết các bệnh ung thư gien này đều hoạt động quá tích cực, do đó, các nhà khoa học đã cố gắng tập trung nghiên cứu Myc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích việc kích hoạt gien Myc trên các cơ quan khác nhau (tim, thận và gan) ở chuột. Kích hoạt gien đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng tế bào trong các cơ quan này.
Myc được biết là hoạt động quá mức trong phần lớn các bệnh ung thư, vì vậy nhắm mục tiêu gien này là một trong những ưu tiên cao nhất trong nghiên cứu ung thư. Nhiều nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc cố gắng kiểm soát Myc như một phương pháp trị liệu ung thư.
Phân tích trái tim của chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động của Myc trong các tế bào cơ tim phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ của một protein khác gọi là Cyclin T1, được tạo ra bởi một gien có tên là Ccnt1, trong các tế bào. Khi các gien Ccnt1 và Myc được biểu hiện cùng nhau, trái tim sẽ chuyển sang trạng thái tái tạo và các tế bào của nó bắt đầu sao chép.
Khám phá này của các nhà sinh học sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục tim sau các cơn đau, vì cơn đau tim thường khiến cơ tim mất rất nhiều tế bào. Suy tim ảnh hưởng đến khoảng 23 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và hiện không có cách chữa trị. Sau một cơn đau tim, một trái tim người trưởng thành có thể mất tới một tỷ tế bào cơ tim. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng trước khi thử nghiệm phương pháp này trên người, các thí nghiệm bổ sung là cần thiết để đánh giá độ an toàn.
Các nhà khoa học chia sẻ rằng điều này thực sự thú vị bởi vì từ lâu họ đã cố gắng tìm cách để các tế bào tim nhân lên, nhưng những phương pháp điều trị bệnh tim hiện đại đều không thể đẩy lùi sự thoái hóa của mô tim. Tất cả các phương pháp đó chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bây giờ họ đã tìm thấy một phương pháp như vậy trong mô hình chuột.
Vũ Trung Hương