Đang làm mộc người đàn ông bị thanh gỗ đập vỡ gan
Thông tin Y học - Ngày đăng : 18:06, 24/06/2020
Bé trai 13 tuổi đi làm thuê bị thanh sắt đâm vỡ gan, rách cơ hoành
Cứu sống bệnh nhân vỡ gan cấp độ 4
Nam thanh niên bị vỡ gan do bánh xe tải đang bơm bị nổ
30 phút cam go cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nguy kịch
Ngày 24.6,TS.BS Nguyễn Minh Quân – Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức( TP.HCM) cho biết, người đàn ông thợ mộc rơi và hoàn cảnh trên là ông L.D.P.(55 tuổi). Trong lúc đang làm mộc, ông P.bất ngờ một thanh gỗ to đập vào hạ sườn phải khiến bệnh nhân đau tức vùng bị chấn thương, lập tức được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ sơ cứu và tiến hành báo động đỏ nội viện, huy động nhiều chuyên khoa tiến hành hội chẩn. Các bác sĩ khoa ngoại tổng quát, can thiệp mạch máu, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức tích cực...đã tiến hành hội chẩn và cho bệnh nhân chụp CTScan thì phát hiện gan của bệnh nhân bị dập khoảng 11cm, có dấu hiệu chảy máu hoạt động (chảy máu trong các khoan của cơ thể nhưng không tràn ra ngoài). Các bác sĩ nhận định, nếu không được xử lý kịp thời,máu sẽ chảy liên tục sẽ khiến bệnh nhân sốc và có thể dẫn đến tử vong.
Ngay lập tức, các bác sĩ quyết định điều trị cầm máu bằng phương pháp kỹ thuật cao, dưới hướng dẫn của máy xóa số nền (DSA) không cần qua phẫu thuật. “Do bệnh nhân này được đưa vào bệnh viện kịp thời và sớm phát hiện vỡ gan gây tình trạng chảy máu rất nguy hiểm nên điều trị cầm máu bằng phương pháp DSA không cần qua phẫu thuật”, bác sĩ Nguyễn Thanh Long - Khoa chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật viên chính lý giải.
Các bác sĩ tiến hành thủ thuật can thiệp bằng phương pháp DSA - Ảnh: BVCC
Theo bác sĩ Long, đây là kỹ thuật can thiệp tối thiểu, ít xâm lấn. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ không cần phải gây mê. Sau đó, bác sĩ luồn một ống thông nhỏ từ mạch đùi đến vị trí chảy máu, tiến hành bơm thuốc cản quang, chụp hình để xác định vị trí chảy máu trong gan. Tiếp tục, bác sĩ sẽ luồn một ống thông siêu nhỏ để tiếp cận các nhánh động mạch tổn thương và dùng vật liệu tắc mạch để cầm máu.
“Trong vòng 30 phút, ca thủ thuật đã thành công tốt đẹp. Đây là phương pháp can thiệp kỹ thuật cao giúp cầm máu ngay lập tức và giúp vùng gan vỡ chóng lành. Sau 3 ngày thủ thuật, hiện bệnh nhân bắt đầu hồi phục tốt, không mất máu thêm”, bác sĩ Long chia sẻ.
Bác sĩ Long cho biết trước đây hầu hết với các ca tổn thương, dập, vỡ gan đều phải phẫu thuật khâu gan kèm chèn gạc cầm máu. Bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật và thời gian hậu phẫu lâu hơn, chưa kể biến chứng về gây mê cũng nguy hiểm không kém. Hiện nay, tất cả các chuyên khoa của bệnh viện đang tập trung triển khai các kĩ thuật mới, tiên tiến phục vụ cho việc khám, chữa bệnh hiệu quả.
Hồ Quang