Mỹ tạo siêu bom bằng in 3D, uy lực chỉ kém bom hạt nhân
Chuyển động - Ngày đăng : 06:00, 09/08/2017
Nó có thể được cấu trúc để trở nên nhẹ hơn bằng cách sử dụng các vật liệu tái cấu trúc thông qua công nghệ in 3D ngay trong quả bom thay vì ở lớp vỏ ngoài. Phát biểu mới đây tại một phiên thí nghiệm của Bộ Quốc phòng, ông Corley cho biết: “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu về công nghệ in mới này trong suốt 5 đến 10 năm qua”.
Ông và các đồng nghiệp đang trưng bày một nguyên mẫu có kích thước bằng một phần bảy quả bom tại phòng thí nghiệm, nơi nghiên cứu nhiều loại công nghệ dẫn nổ khác. Một trong những nhân tố chủ chốt cho phép tạo mẫu quả bom này là công nghệ in 3D. Ông Corley nói: "Hiện tại, hầu hết các loại bom đều có vỏ ngoài dày khoảng 5cm”. Điều này thực sự cản trở các vụ nổ lớn hơn, tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn.
Với nhiều nghiên cứu đang được phát triển gần đây, trong tương lai những quả bom “cồng kềnh” hiện nay có thể sẽ được thay thế bằng những quả bom hiện đại kích thước “bé hạt tiêu” nhưng lại có độ sát thương lớn hơn hẳn.
Thế hệ tiếp theo của loại bom “bá đạo” nhất hành tinh (Mother of All Bombs - MOAB - Mẹ các loại bom) có thể sẽ nhỏ hơn, nhẹ hơn nhưng vẫn đầy sức mạnh. Đó là một phần của khái niệm bom thế hệ mới mà các nhà khoa học và kỹ sư tại AFRL đang nghiên cứu. Phòng thí nghiệm đã bắt đầu cho chế tạo mẫu vỏ bom bằng thép. Điều này sẽ giúp chuyển chất liệu từ vỏ ngoài vào ngay bên trong quả bom (chất liệu theo phương thẳng đứng trông rất giống với cấu trúc xoắn kép ADN trong quả bom). Ngoài ra, phòng thí nghiệm cũng sử dụng loại dây dẫn nổ đặt chìm bên trong quả bom. “Vì vậy, không những chúng tôi có tất cả những tính năng này mà chúng tôi còn đang đặt lại vị trí của ngòi nổ, nhờ đó chúng ta có thể phân tán chúng xung quanh các vị trí khác nhau bên trong quả bom.” theo lời ông Corley.
Ông cho biết các loại bom hiện nay luôn bị hạn chế về cách gắn kết giữa ngòi nổ và vỏ bom. Việc tách ngòi nổ ra khỏi vỏ bom sẽ tăng tính linh hoạt của bom về thời gian và cách thức phát nổ. Nguyên mẫu ngòi nổ hiện tại cũng được sử dụng công nghệ in 3D.
Theo ông, bước tiến tiếp theo của dòng bom cao cấp trong tương lai sẽ là hợp nhất các hiệu ứng “tùy chỉnh” này. Ông nói rằng: “Với một hiệu ứng tùy chỉnh , vào bất cứ ngày nào, bạn có thể dùng vũ khí để tạo nên một vụ nổ nhỏ hoặc lớn tùy ý, và ngay lúc này đây, chúng ta đã có thể kiểm soát được điều này, chẳng hạn như về chiều cao của vụ nổ”. Chiều cao của vụ nổ sẽ cho chúng ta biết phạm vi thiệt hại. Các sóng xung kích thành công như của bom GBU-43 Massive Ordnance Air Blast được định vị bằng GPS (định vị toàn câu) hoặc của bom MOAB được sử dụng để xâm nhập mục tiêu. Chúng có thể được kiểm soát tốt ở mức nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy thuộc vào hiệu ứng tùy chỉnh được sử dụng. Do đó, phạm vi nổ lớn hay nhỏ của bom có thể được dùng cho bất cứ nhiệm vụ nào. Vì vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thấy rằng kích thước thực của quả bom không thực sự là một vấn đề quan trọng.
Nhìn lại kiểu bom MOAB trong quá khứ, ông Corley cũng lưu ý rằng các máy bay quân sự ngày nay đang trở nên nhỏ gọn hơn, do đó vũ khí cũng cần phải thích ứng và dĩ nhiên là cần nhỏ gọn để trở nên phù hợp hơn. Ông chia sẻ: “Bom hiện tại nặng 500 pound và 2.000 pound (tương đương khoảng 226kg và 907kg), nhưng chúng tôi mong muốn loại bom 100 pound (khoảng 45kg) cũng có sức công phá tương đương bom 500 pound”. Ông Corley cho biết việc Không quân Mỹ có chế tạo bom trong nhà như kiểu MOAB hay không vẫn chưa được xác định. Các thiết bị như đuôi bom nhiều khả năng sẽ được chế tạo bởi các công ty công nghiệp quốc phòng thay vì các công ty sản xuất bom mà “chính phủ sở hữu”. Ông cũng cho biết các quả bom vật lý đang được thực hiện thông qua chương trình AOT vẫn cần đến "vài năm nữa" để hoàn thành bởi hầu hết chúng vẫn chỉ đang “nằm trên giấy”.
Tạo súng phóng lựu trong 35 giờ bằng in 3D
Toàn bộ linh kiện của khẩu M203A1 chỉ mất 35 tiếng để hoàn thiện, mang lại giải pháp tiết kiệm chi phí hậu cần cho quân đội Mỹ. Trang Mirror ngày 13.3 cho hay:
Hệ thống máy in Chế tạo đạn dược nhanh 3D RAMBO có thể chế tạo gần như toàn bộ khẩu súng phóng lựu cỡ 40 mm trong thời gian rất ngắn. "Công nghệ này có thể giúp cung cấp đạn dược cho binh sĩ nhanh hơn", quân đội Mỹ tuyên bố. Thử nghiệm ban đầu với khẩu M203A1 và đạn huấn luyện chế tạo từ máy in 3D cho thấy tiềm năng của công nghệ này.
Lục quân Mỹ đang thử nghiệm công nghệ in vũ khí 3D bằng hệ thống RAMBO. Hệ thống này được dùng để sản xuất toàn bộ 50 linh kiện của súng phóng lựu M203A1 40 mm, chỉ trừ lò xo và đinh vít.
Các quả đạn 40 mm ra đời từ RAMBO có sơ tốc đầu nòng bằng 95% loại đạn sản xuất theo phương pháp thông thường. Sơ tốc đầu nòng của đạn in 3D bị giảm 5% vì vỏ đạn bị nứt, nhưng vấn đề này lại cho thấy sự linh hoạt trong công nghệ in 3D, khi chỉ cần khắc phục bằng cách thay đổi thiết kế viền đạn và in thêm chi tiết mà không cần trang bị thêm công cụ như dây chuyền sản xuất đạn bình thường. "Đợt bắn thử gồm 15 phát cho thấy không có dấu hiệu suy giảm chất lượng. Tất cả các viên đạn đều bắn tốt, trong khi súng phóng lựu hoạt động đúng như dự kiến", đại diện Trung tâm hỗ trợ mua sắm trang bị (ASC) thuộc lục quân Mỹ cho biết.
Nguyễn Hưng (Theo BI, NYT)