Mỹ đang chủ động bỏ rơi Ukraine?
Góc nhìn - Ngày đăng : 15:01, 02/06/2017
Tiền thuế của người Mỹ không phải để viện trợ cho Ukraine
Theo tờ báo Mỹ, có thể do ông Rex Tillerson là doanh nhân, mà khi lợi ích từ Ukraine không thể tính toán được, không có những bảng cân đối để có thể chứng minh Ukraine mang lại bất kỳ lợi ích cụ thể nào cho nước Mỹ, nên nhà ngoại giao Mỹ đã đặt vấn đề như vậy.
Tuy nhiên, sự thật không hẳn như thế. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nêu vấn đề lợi ích từ ván cờ Ukraine là dựa trên cả địa chiến lược và địa chính trị từ ván cờ này.
Ngược dòng thời gian, ngày 23/2/2017, The Washington Post từng có bài bình luận với nội dung cho rằng chính quyền mới tại Mỹ đã chính thức quay lưng với Ukraine sau những gì xảy ra tại đất nước này, kề từ khi diễn ra cuộc “cách mạng đường phố” năm 2014.
“Công dân Ukraine chưa bao giờ có bất kỳ ảo tưởng nào về sự sẵn lòng của những người bạn quốc tế về cuộc xung tại Ukraine. Người Ukraine hoài nghi về những người bạn tốt khi họ bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về sự can thiệp của Nga vào cuộc xung đột. Bởi vì sau những từ ngữ tốt đẹp đó rất hiếm khi có những hành động cụ thể nào”, bài viết bình luận.
Vấn đề Ukraine không được bộ đôi Trump - Putin quan tâm nhiều mà bằng khủng bố và tình hình tại Syria
Mặc dù vậy, ít nhất người Ukraine vẫn còn gửi gắm niềm tin vào Mỹ, bởi mối quan hệ hữu nghị trong 25 năm qua. Trong cuộc xung đột với Moscow, Kiev luôn coi Washington là đồng minh quan trọng nhất của họ. Điều này đặc biệt đúng khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, theo The Washington Post.
Song dường như điều đó đã kết thúc, khi ngày 28/1, Tổng thống Donald Trump có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Nga, Tổng thống Vladimir Putin. Cuộc thảo luận diễn ra trên mọi khía cạnh trong không khí hữu nghị, song không có bất cứ trao đổi nào về vấn đề Ukraine.
Ngay sau cuộc điệm đàm đó, chiến sự ở miền đông Ukraine đột nhiên tăng cao, số lượng những vụ nổ được các nhà giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ghi nhận, tăng vọt từ 420 vụ lên 26.330 vụ trong ngày 31/1, mức tăng mạnh nhất từng được ghi nhận.
The Washington Post cho rằng : “Trước tình huống khủng khiếp ấy, người Ukraine đã tuyệt vọng chờ đợi một tuyên bố mạnh mẽ về sự ủng hộ từ người bạn lớn nhất của họ là Mỹ, song điều đó đã không bao giờ đến như Ukraine mong đợi”.
Rất nhiều người Ukraine đã nghi ngờ về Tổng thống Trump. Bởi lẽ theo họ, trong nhiều năm, các cộng sự của ông Trump kiếm được rất nhiều tiền ở UKraine bằng cách sử dụng kỹ năng để tư vấn và làm cố vấn cho cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.
Đặc biệt cay đắng, trong quá trình tranh cử, ông Trump đã thể hiện tình cảm rất rõ ràng với vấn đề Ukraine, qua việc từ chối gặp Tổng thống UKraine Petro Poroshenko, nhưng lại tỏ ra rất thiện cảm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Trong mọi trường hợp, việc Mỹ từ chối đưa ra một lập trường rõ ràng về bạo lực ở miền đông Ukraine có thể hiểu rằng Washington đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến Kiev : Tình bạn đã hết. Phản ứng của Mỹ là lời cành báo về một thực tế địa chính trị mới đang hình thành trong ván cờ Ukraine”, The Washington Post phân tích.
Trung tướng Vincent Stewart, giám đốc Cục Tình báo Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Ukraine không phải đồng minh của Mỹ
Theo tờ báo Mỹ, sự thờ ơ của Washington đối với cuộc xung đột tại miền đông Ukraine đã là lời cảnh tỉnh với giới chính trị UKraine rằng hãy từ bỏ mọi hành vi ràng buộc đối với Mỹ. Chính vì vậy, câu hỏi của Ngoại trưởng Tillerson chỉ nhằm làm sáng tỏ lý do tại sao Mỹ không còn quan tâm nhiều tới Ukraine mà thôi.
Và ngày 22/5 vừa qua, trung tướng Vincent Stewart, giám đốc Cục Tình báo Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã một lần nữa làm sáng tỏ hơn điều đó. Nhà quân sự Mỹ khẳng định rằng Ukraine chỉ là một đối tác của Mỹ, chứ không phải là đồng minh của cường quốc này, do vậy Kiev không thể được hưởng những đặc lợi từ Washington.
Mỹ chủ động bỏ rơi Ukraine?
Với những yếu kém trong quản lý và điều hành đất nước thể hiện rõ qua việc gây mất đoàn kết dân tộc, làm suy giảm kinh tế cả về quy mô và tiềm lực, với những yếu kém trong quan hệ quốc tế khi không thể xác lập được niềm tin chiến lược, Kiev đã khiến cho "những người anh em xa" từ bất ngờ, ngạc nhiên rồi đến thất vọng.
Theo giới phân tích, việc phải trừng phạt Moscow, cấm vận Nga sau sự kiện Crimea là việc chẳng đặng đừng với Washington và các đồng minh, vì nó luôn là lợi bất cập hại khi cấm vận được thiết kế để trừng phạt Moscow trong ngắn hạn nay phải áp dụng cho dài hạn.
Mà nguyên nhân dẫn đến thực tế đó là do yếu kém của chính quyền Poroshenko khiến Tổng thống Putin có thể thực hiện một nước cờ quyết định là sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga, đưa Ukraine trở thành ván cờ tàn với Mỹ và phương Tây.
Sự việc còn đang bế tắc thì những hành xử và ứng xử của chính quyền Ukraine thời hậu Yanukovych ngày càng khiến cho Washington và đồng minh thất vọng. Nạn tham nhũng và đấu đá nội bộ khiến phương Tây cảm nhận tiền họ đổ vào Ukraine như đổ vào hang chuột nên tháng 3/2015 họ đã phải tạm ngừng viện trợ tài chính cho Kiev, theo Reuters.
Những tưởng như vậy là chính quyền Poroshenko sẽ thay đổi cách hành xử, nhất là khi Tổng thống Trump bước vào Nhà Trắng, song Kiev vẫn liên tiếp thực hiện những hành động làm phương Tây nản lòng
Đặc biệt là khi chính quyền Poroshenko tự bắn vào chân mình qua việc phong toả hoàn toàn với khu vực ly khai miền đông Ukraine và gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga khiến cho Ukraine gặp thêm rất nhiều khó khăn và thực sự là gánh nặng với Mỹ và phương Tây.
Với hậu quả nguy hại từ những nước đi sai lầm chiến lược của chính quyền Poroshenko, giới phân tích cho rằng Washington và các đồng minh - vốn là những người tạo động lực cho các chính trị gia Maidan tiếm quyền - sẽ buông luôn Kiev cho rảnh nợ.
Với lời khẳng định của trung tướng Vincent Stewart đã cho thấy dường như Washington đạ quyết định bỏ rơi Kiev để chuẩn bị cho một nước cờ mới khi một thực tế địa chính trị mới đang hình thành trong ván cờ Ukraine, theo The Washington Post.
Ngọc Việt