Đồng USD là 'thanh gươm Damocles' đối với Trung Quốc
Góc nhìn - Ngày đăng : 18:24, 28/07/2020
Đồng USD là một vũ khí. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện giờ mà không có nó. Và ngay cả khi Trung Quốc thuyết phục Iran bán dầu cho họ bằng đồng nhân dân tệ, liệu người Iran thậm chí có muốn đồng tệ này không? Chả lẽ trả bằng vàng miếng?
“Vào ngày 20.7, Thời báo Hoàn cầu, phụ san của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết những lời có vẻ giống như một thông điệp gửi đến các đối tác thương mại của mình: xu hướng toàn cầu về "phi USD hóa" đã bắt đầu”, Giáo sư Wang Wen - giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu tài chính Trùng Dương tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét, “Mảnh cuối cùng của bức tường chịu lực của Tòa nhà Empire State của Mỹ đã rạn nứt”.
Các chính sách toàn cầu về "phi USD hóa" bao gồm giảm mạnh việc nắm giữ nợ của Mỹ, giảm vai trò đồng USD trong việc sử dụng như một loại tiền tệ trọng yếu, tăng giao dịch hàng hóa phi USD, tăng dự trữ các loại tiền không phải là USD, và tăng cường hàng rào vàng đối chọi với đồng USD, ông Wang viết.
Đây là vấn đề với việc áp dụng điều đó. Dựa trên công cụ theo dõi nhân dân tệ SWIFT, tiền tệ Trung Quốc chiếm chưa đến 2% giao dịch toàn cầu và con số đó đã giữ ổn định trong khoảng 10 điểm cơ bản trong ít nhất 3 năm qua. Không có sự bùng nổ về nhu cầu mua quặng sắt từ Úc bằng nhân dân tệ, hoặc đậu nành Brazil, hoặc đồng thau Chile.
Ngay cả Nga, vốn nằm trong danh sách đen của Washington kể từ năm 2014, đã không giảm mạnh việc dự trữ đồng USD trong ngân hàng trung ương. Vàng thậm chí không thể nắm giữ tầm quan trọng so với đồng USD tại Ngân hàng Trung ương Nga.
Trung Quốc cần đồng USD trong lúc này, và thật đúng lúc là Mỹ cũng cần Trung Quốc giữ nhu cầu như vậy. Việc đóng cửa các ngân hàng Hồng Kông sẽ là một vấn đề khó xử.
Đạo luật tự trị Hồng Kông được ban hành gần đây cho ông Trump khả năng ban hành các trừng phạt đối với các ngân hàng hàng đầu Hồng Kông. Bộ Ngoại giao Mỹ có 90 ngày để chỉ định các cá nhân hoặc ngân hàng, nếu bị nhắm đến sẽ chịu 1 năm không thể quan hệ kinh doanh với Mỹ.
Chỉ có một vài ngân hàng dự kiến sẽ bị nhắm đến, và nếu có, họ sẽ được phép kháng cáo. Điều này đã giảm bớt một số lo lắng về cuộc chiến tài chính leo thang giữa hai bên. Hơn nữa, trong khi Nhà Trắng sẽ công bố danh sách các cá nhân bị phê chuẩn trước cuộc bầu cử tháng 11, họ không bị chịu áp lực về thời gian như vậy đối với các ngân hàng.
Có thể tưởng tượng rằng nếu ông Trump thua cử vào tháng 11, có lẽ do sự suy sụp về hình tượng do đại dịch và sự phẫn nộ dồn dập và không thể chịu đựng được thay cho các đối thủ chính trị của mình, rằng ông ấy sẽ có khoảng 1 tháng để chống lại Trung Quốc và để Tổng thống khi ấy (là một người mới như Biden chẳng hạn) có thể thực hiện một cuộc đảo ngược.
Trường hợp đó sẽ tạo nên một sự thay đổi cách dẫn chuyện thú vị, để bảo vệ nhu cầu đồng USD của Trung Quốc. Trung Quốc không muốn thấy các ngân hàng Hồng Kông bị mất đi đồng USD, ít nhất là chưa đến lúc. Không rõ là họ đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất chưa.
Mặc cho Thời báo Hoàn cầu vỗ ngực tự kiêu, một động thái như vậy ít nhất gây ra tâm lý tiêu cực cho ngành dịch vụ tài chính Hồng Kông.
“Chắc hẳn rằng Trung Quốc sẽ có lợi khi giữ được tình trạng và dòng tiền USD của Hồng Kông”, đó là suy nghĩ của Julia Hermann, nhà phân tích chiến lược toàn cầu cao cấp của Cartica Management, "Tôi không cảm thấy nguy cơ Hồng Kông mất đi gậy chống lưng là đồng USD”.
Carie Li Ruofan, một nhà kinh tế học tại OCBC Wing Hang Bank, nói với tờ South China Morning Post tuần trước rằng các ngân hàng Hồng Kông đều đang tăng cảnh giác, nhưng họ không hoảng loạn. “Vì tổng thống đã dành rất nhiều thời gian để xác định các ngân hàng này và áp dụng các biện pháp phê chuẩn, không thực sự có tác động gì đối với thị trường thực tế và không có gì đáng lo ngại quá mức trong thời điểm hiện tại”, Carie nói với thời báo của Hồng Kông.
Không nơi nào trong sắc lệnh có đề cập đến việc hạn chế các ngân hàng Hồng Kông truy cập vào hệ thống thanh toán bằng USD như là một cách để trừng phạt Trung Quốc.
Một động thái như vậy được ví như là “thanh gươm Damocles” đối với Trung Quốc (thanh gươm Damocles là hàm ý rằng những người cầm quyền luôn luôn bị giày vò bởi bóng ma của sự lo lắng và cái chết, rằng không thể có hạnh phúc cho một người luôn phải lo sợ), còn hơn thế nữa là đối với Hồng Kông. Hệ thống chốt tiền tệ hiện tại cho phép thành phố giữ vững vị trí là một trung tâm tài chính toàn cầu.
“Không có khả năng quả bom hạt nhân tài chính này được thả xuống trong thời gian sắp tới”, theo lời của Brian McCarthy, chiến lược gia thị trường tại Macrolens, một công ty nghiên cứu đầu tư cửa hàng ở Stamford, bang Connecticut. “Điều đó không có nghĩa là người Trung Quốc không lo ngại sâu sắc về khả năng có sự cắt giảm đời sống tài chính của họ”, ông nói thêm.
Không thể nghi ngờ gì việc Trung Quốc đang hành động một cách bí mật để tạo ra một công cụ thay thế cho SWIFT, và một khoản dự phòng tiền tệ với một số quốc gia là đối tác thương mại lớn của họ. Tùy thuộc vào đối tác họ yêu cầu, chưa chắc họ sẽ đạt được nhiều thành công như trong suy tính.
Hoàng Phương (dịch)