Kỳ 73: Nguyên soái La Vinh Hoàn và hồ sơ đặc biệt của tù chính trị 981
Hồ sơ - Ngày đăng : 14:03, 20/10/2014
Là do La Vinh Hoàn qua đời sớm (1963) - vào trước ngày bùng nổ cách mạng văn hóa ba năm (1966).
Ông sinh 1902 - đồng hương với Mao Trạch Đông (tỉnh Hồ Nam) - nằm trong bộ chỉ huy (do nguyên soái Chu Đức làm tổng tư lệnh) của “bách đoàn đại chiến” (100 trung đoàn mở trận đánh lớn) với trên 200.000 quân, chỉ trong 45 ngày (của mùa thu 1940) đã “tác chiến 1.824 trận, giết và làm bị thương hơn 20.000 quân Nhật, phá hoại 474km đường sắt, hơn 1.500km đường bộ, hơn 260 cầu cống đường ngầm” (thương vong của “bách đoàn”: 17.000 quân). Đó là “chiến dịch tiến công có tính chiến lược, quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất” tại vùng Hoa Bắc, làm “rung chuyển cả nước Trung Hoa” (Mao Mao - sđd Kỳ 53-54, tr. 605).
* Trước “bách đoàn đại chiến”: Phổ Nghi ở ngôi hoàng đế Mãn Châu quốc (do Nhật lập nên và bảo hộ bắt đầu từ 1933-1934) đã công bố “quốc gia tổng động viên, tất cả phục vụ cho chiến tranh xâm lược của Nhật”(1938), phổ biến “nghị định thư liên quan đến việc ngụy Mãn gia nhập hiệp định phòng chống Cộng của liên minh Đức - Nhật - Ý” (1939).
* Sau “bách đoàn đại chiến”: Phổ Nghi công bố “Quốc phòng bảo an pháp và Quốc phòng tư nguyên bí mật bảo hộ pháp đem vùng Đông Bắc (của Trung Quốc) biến thành địa bàn cơ sở cho chiến tranh Thái Bình Dương” do Nhật phát động (1941) và thi hành “Quốc binh pháp cung ứng bia đỡ đạn cho chiến tranh xâm lược của Nhật, trưng binh đến 140.000 quân” (1945) - Vương Khánh Tường, sđd kỳ 71, tr. 574-577.
Những hoạt động tương tự của Phổ Nghi gây tổn thất cho cuộc kháng chiến của quân dân Trung Quốc chống xâm lược Nhật ghi lại qua hồ sơ do nguyên soái La Vinh Hoàn, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân giải phóng, ký xét năm 1954 (theo điều tra của Triệu Hoán Văn) sau hơn 3 năm giam giữ và truy cứu tội phạm (23.7.1950 - 21.3.1954) của vua Phổ Nghi “tù chính trị cá biệt mang số 981” - để trình Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai,.
Theo sách báo xuất bản tại Trung Quốc và hồ sơ giải mật những năm gần đây, lúc quân Nhật bị hồng quân Liên Xô đánh tan trên đất Trung Hoa, ngày 9.8.1945 tư lệnh quân Quan Đông của Nhật là Sơn Điền Ất Tam cùng tham mưu trưởng Tần Ngạn Tam Lang đi thẳng vào cung Trường Xuân (Mãn Châu quốc) gặp Phổ Nghi hối thúc phải lập tức rời khỏi Trung Quốc, vì đại quân Liên Xô đang đến gần. Phổ Nghi sai tập trung lựa chọn châu ngọc và những vật quý nhất trong kho báu nhà Thanh do Phổ Nghi còn giữ được “chất đầy hơn 70 rương, phần lớn trong đó đều là quốc bảo” có cả long bào Thanh triều mà Phổ Nghi mặc, cùng rất nhiều sổ sách cơ mật (Vương Khánh Tường, sđd. tr. 378).
Và Liên Xô tiếp nhận. Viên sĩ quan da trắng ra lệnh ai mang vũ khí trong người phải đưa ra nộp. Người đầu tiên rút khẩu súng lục của mình đặt lên bàn là Phổ Nghi… (còn nữa).
Giao Hưởng