Kỳ 25: Ném bom Bắc Việt: Đại sứ Hà Nội từ chối gặp Đại sứ Mỹ
Hồ sơ - Ngày đăng : 16:46, 29/12/2014
Do đại sứ của Hà Nội từ chối gặp đại sứ Kohler, nên một viên chức ngoại giao của Mỹ đã trao tay bức thông điệp cho Sứ quán Bắc Việt tối hôm đó. Sáng hôm sau, bức thông điệp được gửi trả lại trong một phong bì trắng không có tiêu đề chỉ với mấy chữ : “Đại sứ quán M” – nguyên văn “Embassy of US of A”...
Kỳ 24: Kế hoạch 82.000 quân Mỹ ngăn Sài Gòn sụp đổ
Ngay đêm đó, Ball đệ trình một kế hoạch thương thuyết, Ball phát biểu: “Chúng ta không thể chấp nhận một chính phủ liên hiệp như kiểu ở Lào tuy chúng ta đồng ý cho các phần tử VC tham gia tuyển cử tự do. Tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận bất kỳ giải pháp nào mà không nhấn mạnh việc giải tán các đơn vị VC tại NVN và rằng các phần tử VC sau đó sẽ hòa lẫn trong đời sống quốc gia”.
Song, George đã không nhấn mạnh đến cách thức làm sao tổ chức “tuyển cử tự do”, trong điều kiện BVN vẫn khăng khăng đòi mọi giải pháp phải tương ứng với Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Ball cũng chẳng cho thấy làm cách nào đạt đến các mục tiêu mà ông ta đã đề ra.
Thật ra, điều mà George Ball thực sự khuyến cáo – và có lẽ chúng tôi đã chẳng thực hiện được một cách thích đáng – là nhờ đến các trung gian như Thụy Điển, Liên Xô, 17 quốc gia không liên kết … chẳng hạn giải thích cho Hà Nội rõ rằng chúng tôi sẽ chấp nhận lập trường mà họ đã phác họa.
Chúng tôi đã chỉ tiếp xúc với một đại diện của Hà nội tại Paris trong khoảng thời gian vỏn vẹn là 1 tuần.
Trong hơn 3 năm trời sau, chúng tôi cũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc khác, song chúng tôi đã thất bại trong việc sử dụng mọi kênh liên lạc có thể có được cũng như trong việc truyền đạt lập trường của chúng tôi một cách rõ ràng.
Vài ngày sau, tôi bảo John Mc Naughtonson một đề xuất ngưng oanh kích 1 tuần.
Giống như mọi đề nghị ngưng oanh kích của tôi sau này, sự việc này đã gây tranh cãi rất nhiều.
Nhiều lãnh đạo quân sự cao cấp chống lại điều này vì sợ rằng BVN sẽ tranh thủ lợi dụng để đẩy mạnh xâm nhập.
Một số cố vấn của Tổng thống e rằng Hà Nội sẽ cho chúng ta lọt vào bẫy bằng cách đề nghị thương thuyết kèm theo ngưng oanh kích kéo dài, cho phép Hà Nội duy trì, thậm chí gia tăng tiếp tế cho VC nhờ cái ô ngưng oanh kích.
Một số khác lo ngại rằng, cánh hữu ở Mỹ sẽ gọi đó là một hành động nhu nhược và sẽ đòi hỏi oanh kích nặng nề hơn nữa nếu như không sớm có kết quả đàm phán.
Dẫu sao thì cuộc ngưng oanh kích cũng bắt đầu hôm 13/5.
Cùng ngày hôm đó, đại sứ Mỹ tại Moscou, Foy Kohler, được chỉ thị trao cho đại sứ Bắc Việt một thông điệp nội dung như sau:
“Chánh phủ Hoa Kỳ đã quan tâm đến những phát biểu liên tiếp của đại diện Hà Nội cho rằng sẽ không thể có bước tiến đến hòa bình trong khi vẫn còn có những cuộc không tập trên BV, Hoa Kỳ sẽ rất quan tâm để ý xem liệu trong thời gian ngưng oanh kích này VC và Hà Nội sẽ giảm thiểu đáng kể các hoạt động vũ trang hay không”.
Do đại sứ của Hà Nội từ chối gặp đại sứ Kohler, nên một viên chức ngoại giao cấp thấp của Mỹ đã trao tay bức thông điệp này cho sứ quán BV tối hôm đó. Sáng hôm sau, bức thông điệp được gửi trả lại trong một phong bì trắng không có tiêu đề chỉ với mấy chữ : “Đại sứ quán M” – nguyên văn “Embassy of US of A”.
Do cảm thấy bị cự tuyệt và do vẫn lo sợ cánh hữu chỉ trích, Tổng thống cho biết ông dự định oanh kích trở lại vào ngày 16/5, song tôi can nên hoãn lại để cho Hà Nội có đủ thời giờ xem xét nên đáp ứng như thế nào.
Tuy nhiên, Tổng thống lại nghĩ rằng nếu như Hà Nội quan tâm đến điều này, tất đã đáp ứng ngay rồi.
Cuối cùng chúng tôi thỏa thuận ngưng oanh kích 6 ngày mà thôi.
Các cuộc không tập tiếp tục trở lại hôm 18/5...
Danh Đức dịch (Tiêu đề của Một Thế Giới)