Kỳ 38: Sai lầm khi không thăm dò thông điệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Hồ sơ - Ngày đăng : 05:17, 22/01/2015
Tháng 3.1966, nhà ngoại giao Canada, chuyên viên về Viễn Đông tên Chester A. Ronning đi Hà Nội, đem về thông điệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Theo đó, “nếu Mỹ chịu ngưng oanh kích vô điều kiện, chúng tôi sẽ đàm đạo”. Giờ đây nhìn lại mới thấy rằng chúng tôi đã sai lầm. Khi không nhờ thăm dò ý nghĩa thông điệp của ông Phạm Văn Đồng sâu sắc hơn...
Kỳ 37: Hàng rào điện tử hay phòng tuyến McNamara
Kỳ 36: Đếm xác, căn bệnh ám ảnh thời chiến
Kỳ 36: Đếm xác, căn bệnh ám ảnh thời chiến
Tuy nhiên trong khi đó, các tướng tư lệnh vẫn tiếp tục thúc ép oanh tạc miền Bắc nặng nề hơn suốt mùa thu 1966 và sang cả năm 1967.
Các bất đồng giữa chúng tôi được đưa ra ánh sáng trong các buổi điều trần công khai của Thượng viện. Khi tướng Tổng Tham mưu trưởng Bus Wheeler và tôi điều trần trước ủy ban quân vụ Thượng viện vào tháng 1.
Cuộc trao đổi sau đây đã diễn ra:
- “Bộ trưởng McNamara: Tôi không tin rằng cho đến nay oanh kích đã, cũng như bất cứ các cuộc oanh kích sau này, có thể làm giảm đi một cách đáng kể làn sóng người và phương tiện như hiện nay vào miền Nam.
- Nghị sĩ Cannon: Các cố vấn quân sự của ông có nhất trí với ông về điều này không?
- Bộ trưởng McNamara: Tôi nghĩ rằng Đại tướng Wheeler sẽ trả lời câu hỏi này.
- Tướng Wheeler: Như tôi đã nói, tôi tin rằng các cuộc oanh kích của chúng ta đã làm giảm đi làn sóng xâm nhập. Tôi không khai bớt tác dụng của các cuộc oanh kích đến mức như người khác đã làm”.
Các tuyên bố này hàm chứa một mối bất đồng ngày càng sâu sắc giữa các tướng tư lệnh và tôi, và từ đó tạo ra những cọ xát không tránh khỏi ngày càng tăng.
Trong suốt những tháng dài tranh luận về một chiến lược trên bộ, bình định hóa và không kích thích chuyển dịch đến một giải pháp hòa bình vẫn được tiếp tục, nhưng một cách thất thường, tài tử và không hiệu quả.
Nhiều người chỉ trích chính quyền Johnson đã không biết cách tiến hành hòa bình, một công tác đầy tế nhị, ngay trong khi tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế.
Có ba cố gắng ngoại giao được phát động trong thời kỳ đó và đáng bị chê trách như thế: phái bộ “Ronning” vào mùa xuân 1966 và hai phái bộ mang mật danh “Hoa Cúc” và “Hướng Dương” vào đầu năm 1967.
Ba cuộc tiếp xúc này minh họa đầy đủ phương thức nhắm đến một giải pháp chính trị trong năm 1966 và đầu năm 1967, đồng thời cũng giải thích tại sao chúng ta đã thất bại.
Sau cuộc ngưng oanh kích bất thành trong dịp lễ Giáng sinh mà hậu quả là số thương vong của Mỹ gia tăng và càng làm tăng áp lực mở rộng oanh kích,
Tổng thống quả rất ngần ngại trước bất cứ mọi sáng kiến nào khác.Thế nhưng, ông nào đã được yên, chỉ hai tháng sau ông phải đứng trước một sáng kiến đại loại như vậy.
Lần này không xuất phát từ bản thân tôi mà từ Thủ tướng Canada Lester Pearson.
Vào tháng 3 năm đó (1966), một nhà ngoại giao Canada hồi hưu và cũng là một chuyên viên lão thành về Viễn Đông tên Chester A. Ronning đi Hà Nội và đem về một thông điệp của Thủ tướng BV Phạm Văn Đồng, theo đó, “nếu Mỹ chịu ngưng oanh kích một cách vô điều kiện, chúng tôi sẽ đàm đạo”.
Canada đánh giá thông điệp của ông Phạm Văn Đồng là bước hướng đến hòa bình một cách chân thật; đối với họ, thông điệp này là một bước tiến so với việc Hà Nội trước đây cứ khăng khăng đòi Mỹ phải chấp nhận kế hoạch 4 điểm rồi mới chịu đàm phán.
Nhiều người ở Washington không nhất trí với nhận định này. Họ không tin cả Thủ tướng Pearson lẫn ông Ronning do việc hai ông này trước đó đã công khai chỉ trích chính sách về Việt Nam của Washington đồng thời họ cũng cảm thấy rằng ngôn từ của ông Phạm Văn Đồng mơ hồ một cách có chủ ý – tỷ như dùng từ “đàm đạo” thay vì từ “đàm phán” có nghĩa hàm ngụ những tiếp xúc sơ bộ mà thôi chứ không nhằm bàn bạc cụ thể.
Thêm vào đó, tổng thống ngần ngại ngưng oanh kích một lần nữa mà không thấy Hà Nội có một tương nhượng nào.
Vì thế mà Chính quyền Johnson đã khước từ ngưng oanh kích một lần nữa.
Giờ đây nhìn lại mới thấy rằng chúng tôi đã sai lầm khi không nhờ Ronning thăm dò ý nghĩa thông điệp của ông Phạm Văn Đồng một cách sâu sắc hơn.
Vài tháng sau, tháng 6/1966, đại diện Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến, Januscz Lewandowski, từ Hà Nội quay trở lại Sài Gòn với một tuyên bố : “Có một đề nghị hòa bình rất dứt khoát”.
Ông ta báo lại rằng BV đang mở hướng đến một “thỏa hiệp chính trị” nhằm chấm dứt chiến tranh và đang có ý sẵn sàng đeo đuổi con đường này cho dù diệu vợi đến đâu nhằm đạt đến giải pháp đó.
Lewandowski thông báo tin này cho niên trưởng ngoại giao đoàn tại Sài Gòn, Đại sứ Ý Giovanni D’Orlandi, ông này thông báo lại cho Washington. Kênh (thông tin) này được biết đến với mật hiệu “Hoa Cúc”.
Suốt mùa hè đó, giữa Cabot Lodge và Lewandowski mật đàm với nhau. Cabot Lodge cao lêu nghêu như thế cứ phải cúi rạp người trên băng sau một xe tư nhân đến văn phòng của Đại sứ Ý D’Orlandi hay một căn hộ nào đó hầu tránh bị phát hiện.
Đến tháng 9, tổng thống cho phép Đại sứ Mỹ tại LHQ Arthur Goldberg đọc một bài diễn văn quan trọng tại Đại hội đồng LHQ theo đó Goldberg loan báo Mỹ “sẽ ngưng mọi cuộc oanh kích trên miền Bắc VN khi mà chúng tôi được đoan chắc, một cách bí mật hay bằng cách nào khác, rằng sẽ được đáp ứng ngay bởi một sự xuống thang tương ứng của phía bên kia”.
Danh Đức dịch (Tiêu đề của Một Thế Giới)