Người nửa đời bên cạnh Mao Trạch Đông bị ám sát vì “biết quá nhiều”

Hồ sơ - Ngày đăng : 09:00, 08/06/2015

Ngày 23/5, Điền Gia Anh, thư ký tài hoa của Mao Trạch Đông, một thời chết ngay tại nhà mình trong Trung Nam Hải khi mới ngoài 40 tuổi.
Theo tài liệu chính thống, Điền Gia Anh vì oan khut mà tự sát. Thế nhưng, nhiều tư liệu mi đây lại cho rằng, thư ký họ Điền thực cht bị ám sát mà chết. Chân tướng sự thật cho ti nay vẫn còn là điều gây tranh cãi.
1. Ngày 16/5/1966, “Thông báo 16/5”, được Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua, mở đầu cho cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc. Ngày 22/5, trước cửa nhà Điền Gia Anh thư ký thường ngày của Mao Trạch Đông đột nhiên xuất hiện một chiếc xe sang trọng. Từ trên xe bước xuống là 3 người: An Tử Văn, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Vượng Lực, Phó trưởng ban Liên lạc và đối ngoại Trung ương và người thứ 3 là Thích Bản Vũ, một nhân vật đang nổi lúc bấy giờ.

An Tử Văn nói với Điền Gia Anh: “Chúng tôi đại diện cho tổ 3 người của trung ương, hôm nay tuyên bố: Thứ nhất, trung ương cho rằng mối quan hệ giữa anh và Dương Thượng Côn không bình thường (khi đó, Dương Thượng Côn đang là Chủ nhiệm văn phòng trương ương Đảng, Điền Gia Anh là Phó chủ nhiệm, quan hệ công việc khá mật thiết). Dương Thượng Côn nay là thanh phần phản đảng, phản xã hội chủ nghĩa. Do đó, anh nên kiểm điểm lại. Thứ 2, trung ương cho rằng, anh có xu hướng hữu khuynh. Do đó, hôm nay chúng tôi thay mặt trung ương tuyên bố: Đình chỉ chức vụ của anh để phản tỉnh. Anh phải đem toàn bộ tài liệu đang lưu giữ giao lại. Thích Bản Vũ sẽ thay anh đảm nhiệm công việc ở phòng bí thư. Anh cũng buộc phải chuyển ra khỏi Trung Nam Hải”.

Sáng sớm ngày 23/5, Đổng Biên, vợ của Điền Gia Anh tới phòng ngủ của Điền Gia Anh thì phát hiện Điền đang gục trên giường, có vẻ như cả đêm không ngủ. Đổng Biên an ủi Điền mấy câu rồi đi làm. Chiều hôm đó, vào lúc 3 giờ, Đổng Biên đang chuẩn bị về nhà thì nhận được điện thoại của An Tử Văn nói cô phải lập tức đến phòng tiếp khách phía tây Trung Nam Hải. “Phòng tiếp khách phía tây là nơi Lưu Thiếu Kỳ tiếp đãi khách, vì sao lại muốn mình tới đó?” Đổng Biên đoán rằng, việc này hẳn có liên quan tới chồng mình nên trong lòng thấp thỏm.

Tới phòng tiếp khách phía tây, Đổng Biên chỉ thấy An Tử Văn, Uông Đông Hưng đang ngồi bên trong. An Tử Văn tuyên bố: Điền Gia Anh đã sợ tội tự sát. Tin sét đánh này khiến Đổng Biên bị sốc, ngồi thụp xuống đất. Không đợi Đổng Biên bình tĩnh lại, An Tử Văn và Uông Đông Hưng nói họ muốn cô đi xem thi thể chồng đồng thời chất vấn: “Trước khi chết Điền Gia Anh có nói gì không?” “Cô có muốn đi bệnh viện kiểm tra thi thể không?” Đổng Biên lúc đó đầu óc trống rỗng, không nghĩ được gì nữa, chỉ đáp một cách máy móc: “Tất cả do tổ chức quyết định. Tôi sẽ phục tùng tổ chức”.

Tại phòng phía tây, nơi thường ngày vẫn để sách của Mao Trạch Đông, thi thể Điền Gia Anh được phủ bằng một tấm chăn màu lam cũ kỹ. Có người kéo khuỷu tay Đổng Biên để cô tiến lên phía trước để nhìn cho thật rõ, xác nhận rằng Điền Gia Anh đã tự sát. Uông Đông Hưng sau đó báo cáo với Mao Trạch Đông để xin ý kiến, Mao nói: “Người chết rồi cũng cần tôi quản hay sao? Anh ta đã tự chọn đoạn tuyệt với con đường của nhân dân”. Uông Đông Hưng sau đó lại xin ý kiến chỉ đạo của Chu Ân Lai, Chu nói: “Có phải là tự sát không? cần đưa đi bệnh viện kiểm tra, đây là thủ tục của pháp luật”. Sau đó, Chu lại nói: “Làm theo chỉ thị của Mao Chủ tịch” Ngay trong chiều hôm đó, thi thể của Điền Gia Anh được đổi tên, do bộ công an ra mặt đưa đi hỏa táng.

2. Mặc dù những tài liệu chính thống đều nói rằng, Điền Gia tự sát, song một số người vẫn tin rằng, họ Điền thực chất là bị giết. Mới đây, truyền thông Trung Quốc lan truyền một bản báo cáo mà Uông Đông Hưng gửi lên văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 4/4/1980 về cái chết của Điền Gia Anh có kể lại sự việc như sau:

Theo chỉ thị của chủ tịch (Mao Trạch Đông) muốn tôi đến nhà Điền Gia Anh để nói chuyện với Điền, khuyên Điền không nên đứng về phe tạo phản. Mười giờ sáng ngày 23/5, tôi và cảnh vệ tới Vĩnh Phúc Đường (nơi ở của Điền Gia Anh), truyền đạt sự quan tâm của chủ tịch và hỏi suy nghĩ của anh ta. Điền lạnh nhạt cười rồi nói: “Nếu 18 năm qua tư tưởng của tôi luôn luôn hữu khuynh, phản lại chủ nghĩa Mác, phản lại đề xướng của chủ tịch, cùng một ruộc với bọn Bành Đức Hoài, Bành Chân, Dương Thượng Côn thì vì sao chủ tịch lại để tôi ở bên cạnh?”

Tôi lại hỏi Điền có suy nghĩ nào khác không? Điền nói: “Không thể nói trái với sự thực. Bành Đức Hoài, Bành Chân, Dương Thượng Côn và một số người đã cùng chủ tịch nam chính bắc chiến, làm sao có chuyện họ phản đảng, phản Chủ nghĩa Mác? Hãy để lịch sử làm chứng”. Tôi lại nói: Anh không nên cố chấp, nếu không anh sẽ còn thảm hơn Bành Đức Hoài, Bành Chân, Dương Thượng Côn nữa! Điền Gia Anh lập tức đáp: “Xin hãy báo cáo với chủ tịch, Điền Gia Anh tôi rất hiểu chủ tịch. Chủ tịch cũng sẽ hiểu Điền Gia Anh tôi. Tôi sẽ nhận kết cục còn thảm hơn”. Nói rồi, Điền Gia Anh cầm chiếc cốc ném mạnh xuống đất, biểu thị đoạn tuyệt với chủ tịch. Lúc đó, không khí rất căng thẳng, cảnh vệ mất bình tĩnh, bắn vào Điền Gia Anh. Khi tôi sai cảnh vệ tiến lên phía trước xem thì Điền Gia Anh đã chết nên về báo cáo chủ tịch, thủ tướng.

Khi đó, chủ tịch nghe báo cáo xong, nói: “Người đã chết rồi không thể sống lại. Anh ta ở bên cạnh tôi 18 năm. Từ năm 1956 tới nay, trải qua rất nhiều biến cố trọng đại, lần nào anh ta đều có chủ kiến riêng. Vì thế, ta mới để anh ta làm thư ký riêng. Sau đó, anh ta lại về cùng một phe với bọn Bành Đức Hoài, Dương Thượng Côn. Anh ta tôn trọng một chủ tịch khác, anh ta cũng có dã tâm”.

Một tài liệu khác nói rằng, Hoa Quốc Phong vào năm 1987 từng hai lần chất vấn Uông Đông Hưng về sự kiện của Điền Gia Anh. Uông Đông Hưng đã trả lời: Khi đó Điền Gia Anh rút súng từ trong người ra, tôi đã chỉ đạo cảnh vệ hạ thủ. Nếu không làm vậy tôi đã chết tư lâu mà hôm nay ông có lẽ cũng không thể ngồi lên chiếc ghế chủ tịch. Mao chủ tịch biết toàn bộ quá trình này, nói: Anh ta đã tự chọn con đường của mình, hãy để anh ta đi. Hoa Quốc Phong còn nói Uông Đông Hưng từng nói với mình rằng, Điền Gia Anh biết quá nhiều, điều này rất nguy hiểm, Mao Chủ tịch luôn cảm thấy lo lắng...

Chân tướng cái chết của Điền Gia Anh cho tới nay vẫn còn là một tranh cãi. Điền Gia Anh tự sát hay bị giết, có lẽ chỉ những người trong cuộc mới có thể trả lời một cách chính xác nhất, song có một điều chắc chắn rằng, Điền Gia Anh đã chết trong sự oan khuất. Vì thế, vào năm 1980, chính quyền Trung Quốc quyết định sửa sai cho Điền Gia Anh. Lễ truy điệu chính thức của Điền Gia Anh cũng được tổ chức một cách long trọng.

Theo Hà Phương (Hôn nhân và Pháp luật)