Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại hù dọa tấn công hạt nhân
Hồ sơ - Ngày đăng : 17:23, 04/03/2016
Như để dọa Hàn Quốc láng giềng, ông Kim nói hệ thống này “cần được triển khai lập tức” cùng với các vũ khí mới khác. Ông nhấn mạnh các kẻ thù của Triều Tiên, nhất là Mỹ, đang đe dọa sự tồn vong của Triều Tiên:
Lời hù dọa của ông Kim cũng trùng việc Mỹ-Hàn sẽ có cuộc tập trận lớn từ ngày 7.3 tới, mà Bình Nhưỡng tuyên bố là âm mưu xâm lược Triều Tiên.
Theo hãng tin AP, lời hù dọa này là một phần trong chiến dịch tuyên truyền sức mạnh đối với nhân dân Triều Tiên và nước ngoài, vào lúc Bình Nhưỡng mô tả các nỗ lực của Mỹ-Hàn đang âm mưu lật đổ chế độ Kim Jong-un.
Vụ phóng này được cho là phản ứng "cấp thấp" trước lệnh cấm vận mới của LHQ. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng có thể không thực hiện hành động khiêu khích lớn nào nữa, cho đến kỳ đại hội đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 5.2016, theo Yang Moo-yin, giáo sư đại học chuyên nghiên cứu về Triều Tiên ở Seoul.
Ảnh vệ tinh thương mại gần đây cho thấy sự chuẩn bị một cuộc phóng tên lửa, tại một bãi phóng mà Triều Tiên đã phóng thử quả tên lửa ngày 7.2, theo phân tích của trang web 38 vĩ độ Bắc chuyên chú ý Triều Tiên.
Một động thái khác sẽ càng chọc tức Triều Tiên, là việc quan chức Mỹ-Hàn chuẩn bị chính thức đàm phán, việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc nói THAAD sẽ giúp nước này tăng cường phòng thủ chống tên lửa Triều Tiên.
Lính Mỹ-Hàn cùng tập trận hàng năm |
Đa số các chuyên gia nói hiện nay hầu như Triều Tiên không thể có một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đạt độ tin cậy có thể phóng tới bờ biển nước Mỹ, chưa nói đến khả năng cài một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ lên ICBM này.
Nhưng Triều Tiên có thể cài đầu đạn hạt nhân lên các tên lửa tầm ngắn Scud và tên lửa Rodong có tầm bay 1.300 km, vốn có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản, theo nhà phân tích Lee Choon Geun của Viện chính sách khoa học công nghệ (do chính phủ Hàn Quốc tài trợ).
Năm 2013, ông Kim Jong-un từng hù tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ, phản ứng trước việc Triều Tiên bị cấm vận sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba, cùng việc Mỹ-Hàn tập trận hàng năm.
Tiến sĩ Leonid Petrov, một chuyên gia về Triều Tiên ở đại học quốc gia Úc, nói lời hù dọa của ông Kim không phải lời dọa suông: “Triều Tiên đã chuẩn bị việc này rất kỹ. Họ tin đó là cách duy nhất để bảo vệ chế độ. Sự sống còn của chế độ là nỗi lo lớn nhất của lãnh đạo Triều Tiên”.
Ông còn nói tuyên bố của ông Kim nhằm phát thông điệp đến UNSC vốn có hai nước bạn bè của Triều Tiên là Trung Quốc và Nga: "Tôi cho rằng Triều Tiên mượn bài đánh phủ đầu bằng hạt nhân của Mỹ để tin rằng họ cũng có quyền đánh phủ đầu”.
Nhưng giáo sư Tilman Ruff của đại học Melbourne (Úc) chuyên cổ động giải giáp VKHN, nói dù Triều Tiên hù họa đáng sợ và hiếu chiến, ông tin chương trình làm bom của Bình Nhưỡng chỉ là một công cụ chính trị: “Tôi cho rằng lãnh đạo nước này biết rõ phản ứng quân sự tiếp sau một cuộc tấn công hạt nhân của họ, sẽ là sự kết thúc của chế độ Bình Nhưỡng, và có thể xóa sạch nhân dân Triều Tiên”.
Ông nói: ngay cả khi Bình Nhưỡng có được hệ thống phóng tên lửa tầm xa, kho VKHN hạt nhân của nước này vẫn nhỏ: “Có lẽ họ chỉ có chưa tới 10 loại VKHN, so với toàn cầu có 15.530 loại. Tôi thật sự nghĩ rằng chương trình hạt nhân của họ chủ yếu chỉ để thu hút sự chú ý chính trị, nhất là thu hút sự chú ý của Mỹ”.
Vĩnh Thụy (theo AP)