Kỳ 2: Đi tìm người tù binh Mỹ trừng mắt nhìn lính Triều Tiên
Hồ sơ - Ngày đăng : 07:35, 22/08/2017
Sauter có được đoạn phim này trong nỗ lực điều tra và liên tục yêu cầu chính quyền Mỹ cung cấp thông tin theo Luật tự do thông tin (FOIA). Nhà báo Sauter cho biết đoạn phim do quân Triều Tiên quay, và điệp viên tình báo Mỹ chiếm được hồi năm 1953.
Sowles cũng được Bộ Quốc phòng Mỹ báo tử trận năm 1953, sau khi anh đấu súng với quân Trung Quốc hỗ trợ quân đội Triều Tiên, theo báo Los Angeles Times hồi năm 1990.
Vào năm 1990, tờ Seattle Times nêu chuyện lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích ở Chiến tranh Triều Tiên bị lãng quên, do hướng sự chú ý về thông tin lính Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Đông dương.
Ngày 8.7.1990, báo Seattle Times viết: “Số phận của Sowles vẫn chưa thể rõ”, kể con trai của Sowles là Bill Sowles cũng được xem đoạn phim nêu trên, và Bill tin cha ông vẫn còn sống, nay 72 tuổi.
Tờ báo cho biết một nghị sĩ Mỹ đề nghị các chuyên gia phân tích ảnh của FBI xác minh người lính Mỹ trong đoạn phim có đúng là binh nhì Willy Sowles hay không.
Một chuyên gia nhận diện lính Mỹ tử trận trong chiến tranh tại Đông dương, Tiến sĩ Michael Charney của đại học bang Colorado cũng đã xem phim theo yêu cầu của gia đình Sowles và so sánh với ảnh của gia đình, trước khi ông nói tù binh Mỹ trong phim “có thể là Willy Sowles".
Tù binh Mỹ bị cải tạo ở Siberia và Trung Hoa
Tờ báo cũng viết Bill Sowles (con trai của binh nhì Willy Sowles) cùng các gia đình và chính khách Mỹ đều phấn khởi, trước việc giải mật một số hồ sơ, cho thấy có thể hàng trăm lính Mỹ tham gia Chiến tranh Triều Tiên được cho là tử trận đã bị đưa qua Liên Xô nhốt ở Siberia lạnh giá hoặc bị cải tạo lao động ở Trung Quốc.
Ngoài đoạn phim về binh nhì Sowles, hàng chục tài liệu giải mật mang nội dung các nhân chứng vẫn trông thấy các tù binh Mỹ bị quân Triều Tiên giam nhốt, dù hồi năm 1953, tất cả các tù binh Mỹ đã được trao trả về Mỹ.
Năm 1990, Hội Chữ Thập đỏ Mỹ ở Seattle cho biết có 12 tù binh Mỹ được cho là ở Siberia, và Hội đã chuyển đến Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế ở Geneve (Thụy Sĩ) để nơi này liên lạc với các nguồn tin ở Liên Xô và Trung Quốc, nhằm có thể tìm ra các tù binh Mỹ.
Seattle Times còn cho biết vào năm 1954, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là John Foster Dulles chuyển thông tin đến các nhà ngoại giao Mỹ cấp cao, nêu đa số các thông tin mới xuất hiện “củng cố các thông tin tù binh Mỹ đã được chở qua Liên Xô và nay bị nhốt ở Liên Xô”.
Nếu những thông tin kỳ lạ này là đúng thì vào năm 1990, quân nhân Mỹ già nhất còn sống thì trong độ tuổi 80, nhưng lính trẻ nhất nếu còn sống chỉ khoảng 58 tuổi.
Tranh thủ chủ trương Đổi mới của Gorbatchev
Cũng năm 1990, Billy Sowles viết thư gởi đến một tạp chí ủng hộ chủ trương đổi mới (của ông Mikhail Gorbatchev) ở Moscow, nhờ giúp tìm cha của ông. Theo Seattle Times, thư của anh được chuyển đến Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB).
Tờ báo cũng đưa tin bà Evelyn Johnson, vợ của binh nhì Sowles, chưa bao giờ tin kết luận của Lầu Năm Góc rằng chồng bà đã tử trận nên bà không tổ chức lễ tang cho chồng.
Mẹ của Billy Sowles nói: “Tôi vẫn thường mơ thấy chồng trẻ trung, còn sống, mở cửa đón tôi”.
Năm 1990, Hội Chữ Thập đỏ Mỹ ở Seattle cho biết có 12 tù binh Mỹ được cho là ở Siberia, và Hội đã chuyển đến Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế ở Geneve (Thụy Sĩ) để nơi này liên lạc với các nguồn tin ở Liên Xô và Trung Quốc, nhằm có thể tìm ra các tù binh Mỹ.
Seattle Times còn cho biết vào năm 1954, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là John Foster Dulles chuyển thông tin đến các nhà ngoại giao Mỹ cấp cao, nêu đa số các thông tin mới xuất hiện “củng cố các thông tin tù binh Mỹ đã được chở qua Liên Xô và nay bị nhốt ở Liên Xô”.
Gia đình đại úy Moore khởi kiện chính phủ Mỹ
Cụ Bob Moore cho rằng Cơ quan phụ trách POW/MIA của Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA) đã xếp những thông tin của Liên Xô cung cấp là “không thể xác minh”, và DPAA không nghiêm túc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin của ông.
DPAA cũng khẳng định đang tiếp tục tìm thông tin về số phận của đại úy Moore. Dù vậy, nhà báo điều tra Sauter và gia đình Bob Moore không hài lòng.
Sau lần xin cấp thông tin mới nhất-dựa vào Luật tự do thông tin (FOIA) nhưng bị DPAA bác với lý do thông tin mật’, ngày 8.8.2017, Sauter đâm đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu công bố tài liệu mật này.
Ông cũng tính trong 3 tuần sau đó sẽ kiện tiếp Bộ Quốc phòng, không quân Mỹ, CIA, và sẽ tiếp tục yêu cầu các cơ quan này cung cấp những thông tin có thể có về số phận của đại úy Moore.
Luật sư Mark Zaid của em trai và vợ góa cùng con gái và cháu gái của đại úy Moore, nói gia đình này cùng hàng ngàn gia đình khác chưa được hưởng công lý, không thể tiếp cận các tài liệu mật liên quan đến người thân của họ mất tích trong những cuộc chiến tranh ở nước ngoài có Mỹ tham gia.
Đơn kiện cũng yêu cầu chính phủ Mỹ thúc ép Nga và Trung Quốc cấp thêm tài liệu về khả năng còn tù binh Mỹ sống sót sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Luật sư Zaid nói: “Đây là một nỗ lực đa chiều, nhằm khôi phục sự chú ý vào vấn đề POW/MIA thời Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Lạnh”.
Hồi giữa tháng 8.2017, DPAA nói có thông tin binh nhì bộ binh Roy Hopper tử trận, sau khi quân Triều Tiên rút khỏi Chinju (Hàn Quốc).
DPAA nói xác Hopper chưa được nhận diện sau cuộc chiến tranh, vì khu vực anh tử trận hiện do quân Triều Tiên kiểm soát.
DPAA còn cho biết đang tiếp tục điều tra bất kỳ thông tin nào về xác lính Mỹ hoặc tù binh Mỹ còn sống, theo một thông tin năm 2015 của hãng tin CBS News.
DPAA phụ trách tìm từng lính Mỹ mất tích trong mỗi cuộc chiến từ sau Thế chiến 2. Họ đã có thể tìm ra 300 trong 7.846 quân nhân mất tích ở bán đảo Triều Tiên.
Tô Mỹ (theo Newsweek)