Thực phẩm giúp tạo vị ngọt tự nhiên thay thế đường
Góc khỏe đẹp - Ngày đăng : 10:51, 10/08/2020
Mật ong
Mật ong có khả năng chống vi khuẩn và nấm mốc. Bạn nên nhớ rằng mật ong cũng chứa lượng calo tương tự như đường, song vì mật ong ngọt hơn đường nên mọi người có xu hướng dùng ít hơn. Vì vậy, hãy dùng 3/4 chén mật ong thay cho 1 chén đường trong các công thức chế biến.
Sirô cây phong (cây thích)
Đây là loại chất tạo ngọt tự nhiên được làm từ nhựa cây phong, sau đó người ta sấy cô đặc thành sirô hoặc sấy khô lại để tạo ra đường phong. Sirô cây phong chứa nhiều loại vitamin, chất khoáng lẫn chất chống oxy hóa dồi dào. Chỉ với 1 muỗng nhỏ, cơ thể sẽ được cung cấp 1% nhu cầu canxi, kali và chất sắt mỗi ngày.
Thay vì sử dụng 4 muỗng đường kính như bình thường, bạn hãy chuyển sang thay thế bằng 3 muỗng sirô cây phong. Nếu duy trì ăn thường xuyên sẽ còn thúc đẩy có thể sản xuất collagen, giúp làn da phụ nữ luôn xuân sắc và căng mịn hơn trông thấy. Bạn nên chọn siro sẫm màu để tăng hương vị và làm cho món ăn ngon hơn.
Mật mía
Mật mía là sản phẩm phụ của việc chế biến đường mía và chứa khá nhiều dưỡng chất tự nhiên có trong cây mía như kali, magie, vitamin B6, đồng, selenium… Một muỗng cà phê mật mía sẽ cung cấp khoảng 15 calo và 4g đường. Bên cạnh đó, mật mía còn bổ sung 6% lượng sắt và canxi cần thiết mỗi ngày.
Cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt ngọt hơn nhiều lần so với đường mía. Do đó, chiết xuất từ cỏ ngọt được dùng thay cho đường. Đặc biệt, nếu đường giàu calo dễ khiến người dùng rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, ảnh hưởng xấu đến đường huyết… thì cỏ ngọt chứa lượng calo cực thấp. Thậm chí còn được gọi là thực phẩm “không calo”. Dĩ nhiên cỏ ngọt không hoàn toàn chứa lượng calo bằng không. Nhưng nó ít calo hơn nhiều so với đường và các thực phẩm có vị ngọt khác.
Đường dừa thay thế đường tinh chế
Đường dừa được làm từ nhựa chiết xuất từ các chồi của cây dừa. Giống như đường ăn, nó có khoảng 15 calo và 4 g đường mỗi muỗng cà phê.
Đường dừa cung cấp một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng, bao gồm thiamin, sắt, đồng, kẽm, kali, phốt pho, magiê, canxi, và chất chống oxy hóa. Chất ngọt này cũng chứa inulin, một carbohydrate ở hệ tiêu hóa, hoạt động như một chất tiền sinh học, hay "thức ăn" cho các vi khuẩn đường ruột có lợi. Rất nhiều người sử dụng đường dừa như là một sự thay thế bình đẳng trong công thức nấu ăn như làm bánh hay đậu nướng.
Quỳnh An